Nguồn vốn nào cho bất động sản?
Phát triển nguồn vốn cho bất động sản, dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững là nội dung của tọa đàm do Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam phối hợp với Trang thông tin điện tử VietnamBiz (vietnambiz.vn) cùng Việt Nam Mới (vietnammoi.vn) tổ chức với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành quản lý trong lĩnh vực vốn và tài chính, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chuyên gia kinh tế đầu ngành, ngân hàng thương mại, tổ chức xếp hạng, công ty kiểm toán...
Tọa đàm nhằm đánh giá tương lai và triển vọng các kênh vốn cho thị trường bất động sản, làm rõ vai trò của thị trường vốn trong nền kinh tế; đồng thời, khuyến nghị các giải pháp theo thông lệ và quy luật của nền kinh tế để giúp thị trường vốn phát triển bền vững, lành mạnh, tạo lợi ích cho cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư; tạo động lực cho nền kinh tế phát triển...
PGS.TS. Nguyễn Trọng Điều, Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chia sẻ, hiện tồn kho bất động sản tăng lên báo động, số ngày tồn kho bình quân theo thống kê của các công ty bất động sản niêm yết đã chạm ngưỡng 1.500 ngày, tức phải trên 4 năm mới tiêu thụ hết. Con số này đã tăng mạnh so với cuối năm 2021 và xấp xỉ gấp đôi so với giai đoạn 2019-2020.Thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, xu hướng doanh nghiệp nợ đọng với kỳ hạn ngày càng dài, tốc độ triển khai dự án chậm đi, quay vòng tiền chậm lãi và áp lực lãi vay ngày càng lớn. Trong khi hầu hết các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp bất động sản hiện nay bao gồm vay ngân hàng, phát hành trái phiếu… gần như tắc nghẽn kể từ quý II/2022 đã tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản.Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc về thị trường bất động sản. Lúc nào thì thị trường bất động sản gặp vấn đề, gặp vấn đề về "bong bóng" bất động sản, đặc biệt là giá nhà cao hơn 30 lần tiền lương của người mua nhà.Việt Nam có tình trạng dư cung, thiếu cung ở một vài phân khúc bất động sản dẫn dến ko có hàng để bán nên dòng tiền bị âm: Nhiều dự án đắp chiếu ko có tiền triển khai, không có tiền giải phóng mặt bằng... Cung thiếu thực chất là thiếu vốn - ông Nghĩa nhận xét.Hiện còn vấn đề nghiêm trọng nữa là dòng vốn lâu nay cho bất động sản đang bị đình trệ. Trái phiếu đang tăng lên một chút nhưng trái phiếu bất động sản lại đang khá trầm lắng, đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 đi xuống vô cùng nghiêm trọng. Phần lớn tài sản thế chấp ngân hàng đều là bất động sản. Đặc biệt là thị trường chứng khoán, có mặt tích cực khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu tốt.Để giải quyết vấn đề này, ông Nghĩa cho rằng, giải pháp cấp thiết là xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai ngoài pháp lý là những kinh nghiệm về quản lý, đặc biệt là xếp hạng tín nhiệm."Các nhà đầu tư không thể nhìn vào bảng cân đối tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo dòng tiền… để quyết định đầu tư mà họ đơn giản quan tâm chuyện doanh nghiệp đó được xếp hạng như thế nào" - ông Nghĩa dẫn chứng.
Bởi vậy, để minh bạch thị trường vốn, các ngân hàng thương mại phải xếp hạng doanh nghiệp mình cho vay, dùng các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính để xếp hạng. Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng có tiêu chí xếp hạng các ngân hàng thương mại rất khắt khe, gay gắt, chỉ cần một chi nhánh nhỏ bị thanh tra của ngân hàng thương mại phát hiện sai phạm thì rất có thể xếp hạng tín nhiệm của cả ngân hàng bị ảnh hưởng, room tín dụng bị ảnh hưởng. Chuyên gia này ví von, làm tài chính mà không có chuyện xếp hạng thì như sờ voi mà đoán, đi trong sương mù.Đồng quan điểm, ông Phùng Xuân Minh - Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings nhận xét, mục tiêu cuối cùng là thị trường phải minh bạch thông tin. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là đơn vị góp phần làm được điều đó, kinh nghiệm cho thấy nhiều nước đã áp dụng xếp hạng tín nhiệm với doanh nghiệp để minh bạch thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có hai báo cáo quan trọng là báo cáo kiểm toán và báo cáo xếp hạng tín nhiệm.Việc minh bạch thông tin sẽ mang lại 4 lợi ích. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, sẽ thuận lợi hơn trong quản lý, quản lý chặt chẽ hiệu quả theo đúng định hướng. Các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trong và ngoài nước có thông tin đáng tin cậy, đầy đủ, kịp thời để tham khảo đầu tư vào bất cứ doanh nghiệp nào nếu có nhu cầu.Cùng đó, các nhà đầu tư trên thị trường, đặc biệt cá nhân rất nhiều sẽ tạo cầu cho xã hội, quy đổi vốn thành công trên thị trường. Còn với nội tại doanh nghiệp sẽ giúp họ nâng cao chất lượng quản lý nội bộ, tạo nên một doanh nghiệp tốt, một khả năng huy động tốt - ông Minh phân tích.Theo tính toán, từ nay đến cuối năm có khoảng 112 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, chưa nói những năm sau. Trong số 1,4 triệu tỷ đồng dư nợ trái phiếu thì có 700-800 nghìn tỷ là của doanh nghiệp bất động sản. Sự chững lại đáng lo ngại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản khiến cho nhiều dự án không được tiếp tục triển khai, nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán dư nợ trái phiếu chuẩn bị đáo hạn.Một bộ phận lớn doanh nghiệp bất động sản có thể đối diện nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp.Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia - Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng, điều lo ngại đến giờ này vẫn chưa biết có được nới "room" hay không bởi "room" cũ thì nhiều ngân hàng đã cạn kiệt. Nếu giảm lạm phát xuống dưới mức kỳ vọng thì có thể nới "room". Nếu không dám sử dụng biện pháp về thuế, tài khóa để chống lạm phát, giảm nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào thì không thể nới "room".Theo số liệu của Tiến sỹ Cấn Văn Lực, công bố đầu năm tăng trưởng tín dụng của Mỹ bình quân trong vòng 3 năm là 14%. "Mỹ tăng trưởng tín dụng như vậy thì Việt Nam ở mức 15-16% cũng chấp nhận được. Chúng ta thận trọng cố gắng kiểm soát được lạm phát vững chắc một chút thì chúng ta có thể nới nới rộng room tín dụng thành 15% hoặc 16%" - chuyên gia này đề xuất. Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở bởi nhiều phân khúc còn thiếu cung, lĩnh vực xây dựng tiếp tục phát triển... Từ nay đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 700 nghìn tỷ đồng đến 1 triệu tỷ đồng vốn trung dài hạn (ngoài phần vốn tín dụng ngân hàng).Do đó, cần phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính; kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được các cơ hội mới; nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn, quan tâm rủi ro hệ thống tài chính; chú trọng điều tiết cung – cầu bất động sản.../.Tin liên quan
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Hà Nội duy trì tăng trưởng tốt tại các phân khúc
09:17' - 20/08/2022
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi linh hoạt và vững chắc trong suốt giai đoạn từ đầu năm đến nay. Điều này sẽ tác động đến tình hình hoạt động của thị trường bất động sản và tiềm năng trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Bất động sản vẫn loay hoay giải bài toán vốn
12:06' - 17/08/2022
Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay đối với thị trường bất động sản là việc kiểm soát tín dụng, dẫn đến tình trạng các ngân hàng hạn chế cho cả doanh nghiệp và người mua nhà vay vốn.
-
Bất động sản
Blockchain - Thay đổi “cuộc chơi” trong bất động sản
08:38' - 17/08/2022
Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực bất động sản cũng đã được phát triển từ đầu năm 2020 và đến giữa năm 2021 đã thật sự là “sân chơi” lớn
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Siết quản lý cho thuê chung cư ngắn hạn: Cơ hội cho người mua ở thực
15:41'
Siết chặt hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn không chỉ nhằm đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi của cư dân mà còn góp phần khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lưu trú.
-
Bất động sản
Sun Group ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp giữa lòng Thủ đô
15:21'
Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội).
-
Bất động sản
Nhật Bản: Thiếu hụt lao động kìm hãm ngành bất động sản đang bùng nổ
07:30' - 01/07/2025
Tình trạng thiếu hụt lao động đang đe dọa làm suy yếu ngành phát triển bất động sản đang bùng nổ của Nhật Bản.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
15:15' - 30/06/2025
Tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản và loạt dự án đang khởi động hứa hẹn một bức tranh tươi sáng vào nửa cuối năm, nhất là khi dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này cũng tăng mạnh.
-
Bất động sản
Sức bật cho bất động sản vào chu kỳ mới
09:44' - 29/06/2025
Việc cho thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giúp khoảng 900 dự án bất động sản trên cả nước được triển khai.
-
Bất động sản
Sống thời thượng giữa lòng đô thị biển Bình Sơn
20:32' - 28/06/2025
Chiều tối 28/6, Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings tổ chức lễ bàn giao những căn shophouse (nhà phố thương mại) đầu tiên tại dự án Khu đô thị biển Bình Sơn (Bình Sơn Ocean Park - Khu K2).
-
Bất động sản
Các thương hiệu bán lẻ đi đầu trong định hình lại thị trường
17:11' - 28/06/2025
Công ty Savills Việt Nam nhận định, nếu như trước đây dòng vốn là “làn sóng đầu tiên” tạo lực đẩy cho bán lẻ, thì hiện nay, chính thương hiệu bán lẻ mới là những người đi đầu định hình lại thị trường.
-
Bất động sản
Nhiều dự án quan trọng của Novaland được tháo gỡ về pháp lý
13:24' - 28/06/2025
Nhiều dự án của Tập đoàn Novaland tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Thuận đã được tháo gỡ khó khăn về pháp lý.
-
Bất động sản
Giao đất cho địa phương và doanh nghiệp triển khai hàng loạt dự án
20:18' - 26/06/2025
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định giao đất cho UBND các quận, huyện và doanh nghiệp để triển khai hàng loạt dự án.