Nguyên nhân Đức chưa sẵn sàng quay lưng với Huawei (Phần 1)
Theo Deutsche Welle (DW), lý do nhiều chuyên gia phản đối sự tham gia của Huawei trong việc xây dựng thế hệ mạng dữ liệu di động 5G trước hết là Huawei quá phụ thuộc vào Chính phủ Trung Quốc. Các chính trị gia có thể bắt buộc tập đoàn phải cung cấp dữ liệu hoặc đưa ra yêu cầu đối với tập đoàn.
Thứ hai, Huawei có thể xây dựng "cửa hậu" vào phần mềm của các thành phần mạng cho phép cơ quan tình báo Trung Quốc truy cập dữ liệu nhạy cảm. Hoặc cũng có thể cài đặt chương trình "đặc biệt" có thể làm tê liệt mạng dữ liệu của Đức. Chính phủ Đức và các nước phương Tây khác cũng đề cập đến một đạo luật của Trung Quốc bắt buộc các công ty phải hợp tác với cơ quan tình báo nước này.Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ cả hai cáo buộc trên. Người sáng lập Huawei, ông Ren Zhengfei, là một kỹ sư của quân đội Trung Quốc trước khi ông thành lập tập đoàn vào năm 1987. Ngày nay, ông Ren chỉ nắm giữ chưa tới 2% cổ phần của doanh nghiệp, phần còn lại thuộc sở hữu của nhân viên và một ủy ban nghiệp đoàn. Nhưng tầm ảnh hưởng của nhà nước Trung Quốc với doanh nghiệp này lớn đến mức nào vẫn chưa rõ ràng. Huawei khẳng định, luật pháp Trung Quốc không bắt buộc tập đoàn phải cung cấp dữ liệu và tập đoàn này chưa bao giờ được yêu cầu.Trong nhiều tuần qua Chính phủ Đức đã thảo luận về cách họ sử dụng các sản phẩm của Huawei để thiết lập hệ thống mạng 5G.Bộ Ngoại giao Đức đã lên tiếng cảnh báo những lo ngại về nguy cơ đối với an ninh Đức và với lập luận chính chống lại Huawei là các cơ quan tình báo Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu của các công ty công nghệ. Tuy nhiên, Đức cũng cảnh báo chống lại những căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, vì lĩnh vực kinh doanh lưu ý đến tiềm năng thị trường ở châu Á. DW bình luận, theo quan điểm của nền kinh tế Đức, Trung Quốc cũng là một thị trường kinh doanh quan trọng. Đó là chưa rõ, liệu hạn chế đối với Huawei ở Đức sẽ đem lại bất lợi gì cho các công ty Đức tại Trung Quốc.Đồng thời, Đức cũng muốn thiết lập thị trường 5G nhanh chóng để trở thành quốc gia đi đầu trong Cách mạng Công nghiệp 4.0. Theo kế hoạch, Đức sẽ tiến hành đấu giá các tần số cho mạng 5G vào giữa tháng 3/2019. Đầu tháng 2/2019, tờ Handelsblatt đưa tin, Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức - ông Helge Braun và các bộ Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế, Tài chính, Cơ sở hạ tầng ngày 6/2 đã họp và thống nhất nội dung trên mà không có sự hiện diện của các chuyên gia khác. Ngoại trưởng Heiko Maas và Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer đại diện cho các Bộ tham gia cuộc họp.Tại cuộc họp ngày 6/2, các bộ trưởng và chuyên gia đã đồng ý với những nội dung mà họ thảo luận ngày 30/1 trước đó, ban hành quy định nhằm hạn chế các thiết bị Huawei khỏi mạng 5G, nhưng không “cấm cửa” hoàn toàn đối với tập đoàn này. Theo đó, Chính phủ Đức sẽ ban hành một danh mục quy định bảo mật (hiện đang được Cơ quan mạng liên bang hoàn thiện). Ngoài ra, Văn phòng Bảo mật Thông tin Liên bang (viết tắt là BSI) sẽ thiết lập một hệ thống chứng nhận và cấp phép cho các sản phẩm mà mạng 5G dựa trên mạng di động hiện tại có thể được trang bị.Theo thông tin Handelsblatt có được từ Chính phủ Đức, các quy tắc sẽ được hoàn thành trước khi Đức tiến hành bán đấu giá các gói thầu mạng 5G vào giữa tháng 3/2019 và các quy tắc này sẽ được cung cấp cho các công ty đấu thầu để họ có kế hoạch bảo mật. Tùy thuộc vào cách các yêu cầu bảo mật được hình thành, họ có thể loại trừ Huawei.Quy định mới trước tiên sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý để buộc các nhà khai thác mạng trao đổi một số thành phần nhất định nếu cần thiết. Chính phủ Đức lo ngại rằng, họ sẽ không thể phản ứng nhanh với các mối đe dọa an ninh và nhận được chi phí cao trong quá trình trang bị thêm thiết bị.Danh mục bảo mật được dựa trên Đạo luật Viễn thông, gồm các quy định bí mật viễn thông, bảo vệ dữ liệu, các quy tắc an toàn công cộng và các biện pháp bảo vệ kỹ thuật của các nhà khai thác mạng. Các biện pháp phải được thực hiện để đảm bảo hệ thống xử lý dữ liệu và viễn thông chống lại sự truy cập trái phép, đồng thời giảm thiểu tác động của các vi phạm an ninh đối với người dùng hoặc trên các mạng được kết nối với nhau.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Huawei dọa kiện Chính phủ Séc về cáo buộc gián điệp
09:42' - 13/02/2019
Huawei cho rằng lời cảnh báo của Cơ quan An ninh Thông tin và Mạng quốc gia (NÚKIB) đã khiến hãng chịu tổn thất và gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh.
-
Kinh tế Thế giới
Italy bác bỏ tin cấm Huawei và ZTE tham gia thiết lập mạng 5G
21:54' - 07/02/2019
Italy ngày 7/2 đã lên tiếng bác bỏ một nguồn tin báo chí trước đó nói rằng Italy có kế hoạch cấm hai tập đoàn công nghệ Huawei và ZTE của Trung Quốc tham gia thiết lập cơ sở hạ tầng cho mạng 5G.
-
Doanh nghiệp
Thế tiến thoái lưỡng nan của doanh nghiệp châu Âu về Huawei
20:40' - 03/02/2019
Ngày càng có nhiều quốc gia lo ngại Huawei có thể được Chính phủ Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động gián điệp.
-
Kinh tế Thế giới
Canada thông tin về yêu cầu dẫn độ CFO Huawei của Mỹ
12:41' - 30/01/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa ngày 29/1, Chính phủ Canada tuyên bố đã nhận được yêu cầu chính thức của Mỹ về việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.