Nguyên nhân làm bùng phát các bệnh truyền nhiễm tại châu Á
Tốc độ phá rừng nhanh, tình trạng đô thị hóa và xây dựng đường sá tràn lan được cho là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự lây lan của các dịch bệnh truyền nhiễm trên khắp châu Á, trong đó có dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Nhận định này được các chuyên gia y tế và môi trường đưa ra ngày 11/3 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới.
Khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, dịch COVID-19 đã khiến hơn 119.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh, đồng thời cướp đi sinh mạng của hơn 4.200 người.
Các dịch bệnh do các chủng virus corona gây ra là những bệnh truyền nhiễm lây từ đồng vật sang người.
Đơn cử như Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát tại Trung Quốc năm 2003 có nguồn gốc từ loài cầy hương và Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS) được lây truyền từ lạc đà, hay cúm gia cầm.
Giám đốc phụ trách vấn đề động vật hoang dã thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Doreen Robinson cho biết các bệnh lây truyền từ động vật sang người đang có xu hướng gia tăng, khi thế giới tiếp tục chứng kiến sự tàn phá chưa từng có mà các hoạt động của con người gây ra đối với môi trường sống hoang dã.
Bà nhấn mạnh: "Con người và thiên nhiên là một phần của một hệ thống được kết nối, và chúng ta cần phải hiểu nó hoạt động như thế nào để đảm bảo không đẩy mọi thứ đi quá xa và chúng ta không phải đối mặt với những hậu quả ngày càng tiêu cực".
Theo một báo cáo năm 2016 của UNEP, dân số tăng nhanh cùng với tình trạng biến đổi khí hậu đang gây áp lực lớn hơn đối với đất đai, khi nạn phá rừng, đô thị hóa, đẩy mạnh nông nghiệp và hoạt động khai thác tài nguyên lại tạo thêm cơ hội khiến các mầm bệnh phát tan và lây truyền từ động vật sang con người.
UNEP cho biết khoảng 60% các bệnh truyền nhiễm ở người là bệnh lây truyền từ động vật.
Trong đó, 75% tất cả các bệnh truyền nhiễm mới bùng phát chủ yếu do những thay đổi trong việc sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu Labyrinth Global Health Karen Saylors, việc thay đổi phương thức sử dụng đất như phát quang rừng để làm đường hoặc xây các khu đô thị tạo ra một phản ứng dây chuyền với những tác động sinh thái, kinh tế xã hội, con người và quần thể động vật trong khu vực.
Nhu cầu về đất trồng trọt và chăn thả gia súc, cùng với hoạt động khai thác tài nguyên cũng đã dẫn tới sự biến đổi môi trường mạnh mẽ.
Trong khi đó, quá trình đô thị hóa đã khiến mật độ dân số gia tăng tại các thành phố, làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
Điều này đặc biệt đúng với khu vực châu Á, nơi các thành phố đông đúc lại được quy hoạch kém, trong khi tình trạng bất bình đẳng được nới rộng, khiến những nơi nay trở nên mong manh hơn trước các dịch bệnh.
Các tổ chức như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc đã mở rộng cách tiếp cận đối với sức khỏe toàn cầu bao gồm "sức khỏe hệ sinh thái", trong đó xem xét ảnh hưởng của khí hậu cũng như động thực vật hoang dã.
Theo tổ chức theo dõi rừng toàn cầu Global Forest Watch, các vùng nhiệt đới mất 12 triệu ha cây che phủ trong năm 2018 do hỏa hoạn và phát quang rừng, trong đó Brazil, Indonesia và Malaysia là 3 trong số những nước chịu thiệt hại lớn nhất.
Tuy nhiên, các chính phủ ở Đông Nam Á đang ngày càng công nhận rằng các cộng đồng địa phương là những người quản lý rừng tốt.
Giám đốc điều hành Trung tâm Con người và rừng (RECOFTC) David Ganz nhấn mạnh "sức khỏe con người có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe động vật cũng như sức khỏe của rừng".
Theo ông, việc trao quyền sở hữu đất đai cho người dân địa phương thông qua hoạt động lâm nghiệp lấy người dân làm trung tâm có thể góp phần giảm nguy cơ bùng phát các dịch bệnh do nạn phá rừng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sáng kiến hạn chế tình trạng lây chéo thời dịch bệnh tại Đức
17:49' - 11/03/2020
Tại thị trấn Gross-Gerau của Đức, các nhân viên y tế đã triển khai các điểm lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho những người nghi ngờ nhiễm mà không yêu cầu họ phải ra khỏi ô tô của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Italy đề nghị Trung Quốc hỗ trợ chống dịch
15:21' - 11/03/2020
Ngoại trưởng Italy Luigi Di Mayo đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 10/3, bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ giúp đỡ chống dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức cảnh báo 60% dân số Đức có nguy cơ mắc COVID-19
10:33' - 11/03/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đưa ra cảnh báo trên tại cuộc họp của nhóm nghị sĩ Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU) tại Quốc hội chiều 10/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án phát điện quang nhiệt kiểu tháp quy mô lớn nhất Trung Quốc hòa lưới
14:22' - 01/12/2024
Dự án phát điện quang nhiệt tháp quy mô lớn nhất của Trung Quốc tại thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát điện toàn bộ công suất và chính thức hòa lưới điện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố chọn Giám đốc FBI
11:10' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cho biết ông muốn chọn cựu quan chức An ninh Quốc gia Kash Patel làm Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao một số doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga?
10:22' - 01/12/2024
Một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga do sự mất giá mạnh của đồng ruble Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sự kiện quốc tế tuần từ ngày 2-8/12
08:55' - 01/12/2024
Trong tuần tới từ ngày 2-8/12, có nhiều sự kiện quốc tế đáng chú ý sẽ diễn ra như: Hội nghị bộ trưởng OPEC+, Fed công bố Sách Beige về tình trạng kinh tế Mỹ, Hội nghị quốc tế về năng lượng và AI...
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:37' - 01/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ ký sắc lệnh áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada, Trung Quốc; đàm phán thuế của EU với xe điện Trung Quốc tiến triển hạn chế...là các sự kiện nổi bật tuần qua.