Nguyên nhân nào khiến đồng euro có thể tiếp tục giảm giá so với USD?
Đồng euro đã cho thấy xu hướng giảm giá so với đồng USD kể từ đầu năm 2024. Diễn biến này có thể là do sự khác biệt trong diễn biến lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) và Mỹ, và đồng euro có khả năng sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng USD.
Euro, đồng tiền chính thức của 20 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã giảm giá đáng kể so với đồng USD, với mức giảm khoảng 2,2% kể từ đầu năm 2024.Mặc dù gần đây giá trị của đồng euro có tăng nhẹ, nhưng đồng tiền này vẫn ở mức yếu lịch sử so với đồng USD, chỉ dao động quanh mức 1,08 euro đổi 1 USD. Sự suy yếu này của đồng euro chủ yếu có thể là do sự khác biệt rõ rệt trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa lợi suất trái phiếu chính phủ của hai bên. Đồng euro có thể tiếp tục suy yếu so với đồng USD trong thời gian tới vì một số yếu tố.
*Sự khác biệt trong diễn biến lạm phátLạm phát ở Eurozone đã liên tục giảm trong năm 2024, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm từ 2,9% trong tháng Một xuống còn 2,4% vào tháng Tư, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2023. Điều đáng chú ý là lạm phát ở Eurozone đã đạt đỉnh ở mức 10,6% vào tháng 10/2022, do giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (U-krai-na). ECB đã tích cực nâng lãi suất để ứng phó lạm phát tăng cao kể từ năm 2022. Nhưng trong các cuộc họp liên tiếp vừa qua, ECB đã tạm dừng việc tăng lãi suất. Lập trường của ECB đã có xu hướng ủng hộ việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn trong cuộc họp chính sách tháng Tư, cho thấy việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu là phù hợp, nhất là khi lạm phát đang có xu hướng giảm về mức mục tiêu 2%. Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh rằng đường hướng lãi suất ở khu vực Eurozone sẽ không giống với tình hình ở Mỹ, nơi lạm phát đang quay trở lại trong năm nay. *Châu Âu cần lực đẩy cho tăng trưởng kinh tếMột chỉ báo kinh tế khác có thể khiến ECB giảm lãi suất sớm hơn là sự trì trệ của nền kinh tế Eurozone trong nửa cuối năm 2023. Trong quý IV/2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone chỉ tăng 0,1%, qua đó thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế trong gang tấc. Các nền kinh tế lớn, bao gồm Đức, Pháp, Italy (I-ta-li-a) và Pháp, đều trải qua thời kỳ suy yếu kéo dài trong hoạt động sản xuất. Mặc dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng lục địa này rất cần một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Ngược lại với tình hình ở Eurozone, Mỹ đang phải vật lộn với lạm phát ở mức cao trong năm nay. CPI của nước này đã tăng từ 3,1% vào tháng Một lên 3,5% vào tháng Ba. Số liệu tuần này cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong sáu tháng, xuống 3,4% trong tháng Tư. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với Eurozone. Do đó, Fed vẫn giữ lập trường có thiên hướng ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ trong các cuộc họp chính sách. Mặt khác, Mỹ đã phục hồi kinh tế rất mạnh mẽ kể từ đại dịch COVID-19, với mức tăng trưởng GDP cao hơn gấp ba lần Eurozone, đạt 3,4% trong quý cuối năm 2023. Mặc dù có sự giảm nhẹ trong quý I/2024, đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ vẫn đủ mạnh để cho phép Fed duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn so với ECB. *Khoảng cách lợi suất trái phiếu chính phủ ngày càng rộngDự đoán về việc ECB cắt giảm lãi suất trước Fed khiến khoảng cách trong lợi suất trái phiếu chính phủ giữa hai bên ngày càng nới rộng. Điều này cho thấy các nhà giao dịch trái phiếu dự báo giá trái phiếu ở Eurozone sẽ tăng nhanh hơn so với trái phiếu chính phủ của Mỹ, do giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu thường có quan hệ nghịch chiều. Thông tin được đăng tải trên tờ Financial Times cho biết các tổ chức tài chính lớn như Pimco và JPMorgan Asset Management đều đã tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ châu Âu trước những dự đoán này.
Thông thường, đồng tiền của một quốc gia có xu hướng tỷ lệ thuận với lợi suất trái phiếu chính phủ nước đó. Mối quan hệ này bắt nguồn từ thực tế là lợi suất trái phiếu chính phủ cao hơn thường báo hiệu đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu tăng đối với đồng tiền của quốc gia đó, khi các nhà đầu tư tìm cách bảo vệ giá trị tài sản. Hiện tượng này đã được thể hiện một cách nhất quán với đồng USD trong mỗi chu kỳ tăng lãi suất của Fed. *Khoảng cách lãi suất thúc đẩy giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệHơn nữa, lãi suất chính sách của một nước cao hơn cũng dẫn đến lãi suất tiền gửi bằng đồng tiền của nước đó cao hơn, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ (carry trade). Chiến lược này liên quan đến việc vay tiền bằng một đồng tiền có lãi suất thấp hơn để đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao hơn, với mục đích kiếm lợi từ sự chênh lệch lãi suất này. Hiện tại, lãi suất tiền gửi qua đêm của ECB là 4%, trong khi khoảng lãi suất của Fed là 5,25-5,5%. Sự chênh lệch đáng kể như vậy giữa lãi suất vay liên ngân hàng đang khuyến khích các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền có lãi suất cao hơn, đồng thời bán tháo đồng tiền có lãi suất thấp hơn. Do đó, động lực này góp phần thúc đẩy sự mạnh lên của đồng USD và sự suy giảm của đồng euro.- Từ khóa :
- tỷ giá euro/usd
- đồng euro yếu
- đồng usd mạnh
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng euro tăng nhờ kinh tế khả quan
21:59' - 14/05/2024
Đồng euro đã tránh được việc giảm xuống ngang giá với đồng USD nhờ tình hình kinh tế khả quan hơn.
-
Ngân hàng
Đồng euro có thể gặp áp lực nếu ECB hạ lãi suất trước Fed
15:58' - 04/05/2024
ECB có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu, trừ khi có các bất ngờ lớn xảy ra. Dữ liệu lạm phát gần đây càng củng cố khả năng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.