Nhà mạng vẫn "ngó lơ" đề nghị giảm phí tin nhắn thương hiệu ngân hàng
Dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục gây nên nhiều khó khăn cho mọi hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt thường nhật của doanh nghiệp và người dân.
Trong bối cảnh này, ngành ngân hàng đã liên tục triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, đồng hành với khách hàng vượt qua khó khăn; trong đó có việc miễn giảm phí, lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, các gói miễn phí 0 đồng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tin nhắn (SMS).
Nhằm gia tăng nguồn lực tập trung hỗ trợ khách hàng khó khăn do dịch bệnh, ngành ngân hàng đã nhiều lần kiến nghị các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ với các tổ chức tín dụng thông qua việc giảm phí cước viễn thông. Song đến nay, dường như các nhà mạng vẫn đang "bình chân" trước đề nghị này. Ngân hàng "dài cổ" chờ đợi Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), vài trăm tỷ đồng là số tiền phí SMS mỗi năm mà các ngân hàng phải chi trả cho các doanh nghiệp viễn thông.Cụ thể như tại BIDV, con số này ước tính khoảng 400 tỷ đồng, tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) khoảng 200 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên 300 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng khoảng 400 tỷ đồng...
“Đây là một khoản phí không nhỏ mà các tổ chức tín dụng có thể chuyển một phần sang cho khách hàng qua các biện pháp hỗ trợ. Đặc biệt, số lượng tin nhắn gửi tới khách hàng đang gia tăng mạnh mẽ do nhu cầu giao dịch online tăng cao, nhưng các ngân hàng vẫn phải chịu một mức phí chung từ trước đến nay thì việc bù lỗ SMS quả thực là vấn đề lớn đối với ngân hàng”, TS. Cấn Văn Lực nhận định. Hiện các ngân hàng đang sử dụng dịch vụ tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của các doanh nghiệp viễn thông để thông báo tới khách hàng về biến động số dư tài khoản, thông tin giao dịch chi tiêu thẻ, lịch trả tiền vay, sao kê, mã xác thực (OTP)... Mức giá cước các nhà mạng đang thu đối với tin nhắn dịch vụ ngân hàng cao hơn từ 2-3 lần so với mức giá tin nhắn của khách hàng cá nhân. Cụ thể, MobiFone và VinaPhone thu 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính và 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng; Viettel thu 785 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính và 500 đồng/tin nhắn chăm sóc khách hàng. Các nhà mạng khác như Vietnamobile, Beeline cũng có mức giá cao tương tự.Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) cho biết, các nhà mạng thu phí SMS đối với các cá nhân từ 100-350 đồng/tin nhắn, trong khi thu phí của ngân hàng là từ 700-820 đồng/tin nhắn. Mỗi tháng, ngân hàng có từ 20-40 triệu giao dịch (tùy quy mô ngân hàng) như vậy sẽ có ít nhất 40-80 triệu tin nhắn được gửi ra cho khách hàng để xác thực giao dịch, thông báo biến động tài khoản...
"Nếu như ngân hàng thu phí của khách hàng đúng như nhà mạng thu phí ngân hàng thì hoàn toàn không lỗ. Nhưng ngân hàng hiện tại đang miễn giảm phí thậm chí không thu phí cho khách hàng. Số tiền hỗ trợ miễn, giảm phí của ngân hàng là không hề nhỏ. Như vậy, toàn bộ số tiền nhà mạng thu của ngân hàng chính là số lỗ mà ngân hàng phải gánh chịu", ông Lân chia sẻ. Tính riêng trong năm 2020, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã 3 lần gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ với các ngân hàng qua việc giảm phí cước viễn thông.Mới đây nhất, tháng 8/2021, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có văn bản lần thứ 4 về vấn đề này nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp tục duy trì việc miễn, giảm phí cho khách hàng trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng vẫn chưa nhận được phản hồi về kế hoạch hoặc chính sách giảm cước tin nhắn dịch vụ của các nhà mạng.
>>Hiệp hội Ngân hàng đề nghị giảm phí cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng
Phí neo cao vì bảo mật?
Đầu tháng 8/2021, Các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV… đã công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này được triển khai từ ngày 5/8 và kéo dài trong 3 tháng. Tuy nhiên, phí tin nhắn thương hiệu dành cho ngân hàng lại không được nhắc tới trong gói hỗ trợ này. "Giảm giá cước dịch vụ tin nhắn ngân hàng có thể khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp viễn thông sụt giảm mạnh. Đây có thể là lý do khiến các nhà mạng đến nay vẫn "ngó lơ" trước các yêu cầu giảm phí của ngân hàng", Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu lý giải. Tuy nhiên ông Hiếu cho rằng đã đến lúc các công ty viễn thông cần xem lại chính sách của mình để thực hiện giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng. Việc giảm giá cước các dịch vụ viễn thông nên thực hiện công bằng cho tất cả các khách hàng; trong đó có ngân hàng. Để từ đó, ngân hàng có điều kiện chuyển tiếp sự hỗ trợ này cho khách hàng doanh nghiệp, điều mà các doanh nghiệp đang rất mong chờ.Về phía ngân hàng, ông Trần Công Quỳnh Lân cho hay, cước phí neo cao, theo các nhà mạng là để đảm bảo bảo mật và an toàn cho các tin nhắn SMS Brandname. Tuy nhiên, đã xảy ra nhiều trường hợp kẻ gian dựa vào lỗ hổng bảo mật của các nhà mạng để gửi tin nhắn brandname tới khách hàng của các ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
"Không ít khách hàng "sập bẫy", gây nên sự bức xúc và mất niềm tin vào dịch vụ ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu ngân hàng. Nhưng đến nay chưa có nhà mạng nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình và có những hành động truyền thông cần thiết để cảnh báo khách hàng", ông Lân bày tỏ. Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định sẽ đề nghị các nhà mạng giải thích rõ việc tính cước tin nhắn các loại đối với các tổ chức tín dụng; cũng như đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc lừa đảo qua tin nhắn mà lỗi không phải từ các tổ chức tín dụng, điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của họ. Mặt khác, ông Hùng nhấn mạnh, các tổ chức tín dụng là khách hàng lớn của các nhà mạng, đáng nhẽ các nhà mạng cần phải có chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn đối với khách hàng của mình. Việc các nhà mạng "bình chân như vại" là không phù hợp với thị trường khi mà các ngân hàng phải chịu mức phí cao gấp 3 lần tin nhắn thông thường và số lượng tin nhắn ngày càng tăng lên. Việc giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng sẽ giúp ngân hàng giảm số lỗ đang phải bù đối với dịch vụ tin nhắn SMS, từ đó có thêm nguồn lực để hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng và người dân. Để việc giảm giá cước tin nhắn đạt hiệu quả, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề nghị các cơ quan quản lý liên quan nên có tiếng nói để các công ty viễn thông chủ động giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng, gián tiếp đồng hành chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp./.>>Cảnh giác với tin nhắn lạ mạo danh ngân hàng
Tin liên quan
-
Ngân hàng
MB cảnh báo xuất hiện tin nhắn lừa đảo, giả mạo MBBank
08:46' - 03/06/2021
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cảnh báo đã xuất hiện các SMS giả mạo tên MBBank để lừa đảo khách hàng ấn vào đường dẫn (link) chứa mã độc.
-
Ngân hàng
Cảnh báo mạo danh tin nhắn thương hiệu ngân hàng
09:56' - 22/05/2021
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo trong những ngày gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo mạo danh tin nhắn thương hiệu Vietcombank.
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tin nhắn, cuộc gọi rác
15:42' - 14/10/2020
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý khi nhận được các tin nhắn quảng cáo không mong muốn, có thể từ chối bằng cách soạn tin theo cú pháp đã được hướng dẫn trong tin nhắn quảng cáo ban đầu.
-
Ngân hàng
Hàng loạt khách hàng nhận tin nhắn OTP dù không giao dịch, ngân hàng MB nói gì?
21:52' - 17/08/2020
Bất ngờ nhận được tin nhắn báo đăng ký tài khoản online dù không hề có giao dịch nào với ngân hàng, nhiều người dùng lo lắng thông tin cá nhân của mình đã bị lợi dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03'
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.