Nhà máy điện là một trong những mục tiêu ưa thích của tin tặc
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo thường niên của BSI công bố ngày 20/10 cho biết chỉ trong 12 tháng, từ tháng 6/2019-5/2020, đã có 117,4 triệu chương trình mới được tin tặc tạo ra để đánh cắp dữ liệu, mã hóa máy tính và đòi tiền chuộc.
Báo cáo của cơ quan phòng thủ mạng của Đức cũng bày tỏ quan ngại về các vụ tấn công của tin tặc nhằm vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu như nhà máy điện, bệnh viện hoặc thị trường tài chính.
Tại Đức đã có 419 vụ tấn công liên quan được báo cáo, tăng mạnh so với mức 145 vụ được ghi nhận 2 năm trước đó. Tuy nhiên, theo BSI, không phải tất cả các vụ việc đều do các cuộc tấn công gây ra. Trong lĩnh vực y tế, một tỷ lệ lớn các trường hợp sự cố là do "lỗi kỹ thuật".
BSI khuyến cáo người dùng cảnh giác trước những chiêu thức lừa đảo của tin tặc, dụ người dùng nhấp chuột vào những đường liên kết hoặc tệp tin giả, từ đó đánh cắp dữ liệu truy cập, mã hóa máy tính và đòi tiền chuộc. Theo các chuyên gia, không nên trả tiền chuộc trong trường hợp như vậy, bởi ngay cả khi đã trả tiền chuộc, không có gì đảm bảo dữ liệu có thể được lấy lại.
Các chuyên gia Đức khuyến cáo cách bảo vệ duy nhất chống lại các cuộc tấn công như vậy là thường xuyên tạo các bản sao lưu để có thể xóa máy tính và khôi phục bản sao lưu nếu bị tin tặc tấn công đòi tiền chuộc.
Hồi tháng 9/2019, tin tặc đã tấn công hệ thống máy tính của chính quyền thành phố Neustadt am Rübenberge ở Niedersachen. Sau khi chiếm quyền truy cập, chúng đã mã hóa máy tính, khiến các chương trình ứng dụng trợ cấp, kế hoạch xây dựng... không thể vận hành đầy đủ cho tới quý I/2020.
Trong số các chương trình độc hại, Trojan Emotet - vốn bị coi là phần mềm độc hại và nguy hiểm nhất 2 năm trước, tiếp tục hoạt động mạnh. Theo các chuyên gia Đức, phần mềm này cung cấp cho những kẻ tấn công nhiều tùy chọn tấn công nâng cao. Ngoài ra, ngày càng nhiều dữ liệu không chỉ bị mã hóa mà còn bị tội phạm mạng sao chép, đe dọa bán cho đối thủ cạnh tranh để gia tăng sức ép đòi tiền chuộc.
BSI cũng cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu, dữ liệu bị đánh cắp hoặc bị tiết lộ, chẳng hạn như dữ liệu về khách hàng hay bệnh nhân. Trên toàn thế giới hiện có khoảng 24,3 triệu dữ liệu bệnh nhân có thể truy cập dễ dàng trên Internet, điều cho thấy nguy cơ rò rỉ dữ liệu của bệnh nhân và cần có những biện pháp bảo vệ. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng là một thách thức mới đối với lĩnh vực bảo mật công nghệ thông tin.
Theo BSI, tội phạm mạng đã giả mạo các trang web để xin viện trợ khẩn cấp cho công ty, trong khi thông tin khai báo lại chính là những dữ liệu chúng khai thác được từ các hoạt động tin tặc hoặc từ các dữ liệu bị rò rỉ trên mạng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tin tặc đánh cắp tiền lương của nhân viên tại một số trường đại học
17:37' - 04/10/2020
Ngày 4/10, giới chức Thụy Sĩ cho biết các tin tặc chưa thể xác định đã tìm cách đánh cắp các khoản tiền lương của nhân viên tại một số trường đại học nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Tin tặc "hỏi thăm" hệ thống bệnh viện tại Mỹ và Anh
13:28' - 30/09/2020
Một vụ tấn công mạng nghi là do mã độc tống tiền đã làm gián đoạn dịch vụ chăm sóc y tế tại Mỹ và Anh. Đây được xem là diễn biến mới nhất trongcác vụ tấn công mạng vào hệ thống chăm sóc y tế gần đây.
-
Ý kiến và Bình luận
FBI: Tin tặc Trung Quốc vẫn nhằm vào nghiên cứu vaccine COVID-19 của Mỹ
07:48' - 25/09/2020
Theo Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ, các tin tặc Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nhắm vào các công ty Mỹ tham gia nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian nộp bản bình luận với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
10:01'
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo gia hạn thời gian nộp bình luận và phản biện trong vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm đối với mặt hàng tủ gỗ nội thất của Việt Nam tới ngày 7/7/2022.
-
DN cần biết
Tăng lực để trái cây Việt tiếp cận những thị trường "khó tính"
14:36' - 01/07/2022
Đến nay, trái cây của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, có nhiều thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc.
-
DN cần biết
Pháp cấm gắn mác "thịt" với các sản phẩm thay thế từ thực vật
12:01' - 01/07/2022
Theo một sắc lệnh của chính phủ Pháp công bố ngày 30/6, các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật sẽ không được phép dán nhãn là “bít tết” hoặc “xúc xích".
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Tuần giao thương doanh nghiệp công nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam
19:56' - 30/06/2022
Từ ngày 4-8/7/2022 sẽ tổ chức Tuần Giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cơ bản của Hàn Quốc (PPURI Industry) với các nhà nhập khẩu Việt Nam.
-
DN cần biết
Hướng tới xây dựng nền kinh tế phi phát thải
17:47' - 30/06/2022
Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố cho thấy, khu vực tư nhân chiếm đến 70% trong nhu cầu đầu tư về biến đổi khí hậu của Việt Nam.
-
DN cần biết
Các hãng hàng không có tỷ lệ số chuyến bay cất cánh chậm giờ cao nhất
17:45' - 30/06/2022
Theo Cục Hàng không Việt Nam, số chuyến bay bị chậm chuyến trong tháng 6 lên tới 5.602 chuyến, chiếm tỷ lệ 18,2%, tăng hơn 15,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
-
DN cần biết
Tp.Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ từ EU
15:44' - 30/06/2022
Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ đứng đầu các chuỗi sản xuất, có sử dụng công nghệ cao, có thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển...
-
DN cần biết
Gắn trách nhiệm doanh nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm
13:11' - 30/06/2022
Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch và kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ đầu vào nhằm đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
-
DN cần biết
Tích hợp dữ liệu, nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp
16:41' - 29/06/2022
Thách thức lớn nhất với các thương hiệu ngày nay là chưa tìm được giải pháp hiệu quả để khắc phục những đứt gãy trong hoạt động marketing suốt hành trình của người tiêu dùng.