Nhà nước kiến tạo: Khi Nhà nước ở vị trí “chèo lái” con tàu
Mô hình Nhà nước kiến tạo đã được Chính phủ đặt ra như một mục tiêu hướng tới trên con đường phát triển. Điều này đang mở ra nhiều hy vọng cho cộng đồng doanh nghiệp vào sự đổi mới của môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi hơn và quan trọng là mở ra nhiều kỳ vọng cho giai đoạn phát triển mới của kinh tế Việt Nam.
Vậy Chính phủ kiến tạo được hiểu ra sao, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế như thế nào và đâu là những giải pháp để đạt mục tiêu xây dựng Nhà nước kiến tạo?.
Để hiểu rõ những vấn đề này, Phóng viên BNEWS/TTXVN có cuộc trao đổi với TS. Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; nguyên Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
BNEWS: Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định “Phải chuyển mạnh từ Nhà nước điều hành nền kinh tế sang Nhà nước kiến tạo phát triển”. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất và khái niệm này. Ông có thể giải thích một cách ngắn gọn nhất?
TS. Trần Hữu Huỳnh: Khái niệm Nhà nước kiến tạo cần đặt song song với khái niệm Nhà nước điều hành. Khi Thủ tướng nói chuyển từ Nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo nghĩa là hai khái niệm phải có những điểm khác nhau. Sự khác nhau ở chỗ, nếu là Nhà nước điều hành thì Nhà nước sẽ chủ yếu tập trung vấn đề thực thi các quy định, chính sách đã có sẵn.
Còn khi Nhà nước kiến tạo thì ngoài vấn đề thực thi các quy định, chính sách đã có sẵn, Nhà nước còn phải tập trung ưu tiên vào các vấn đề như xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách.
Tôi muốn lấy một hình ảnh để hình dung rõ hơn cho vấn đề này. Đó là chúng ta hình dung quốc gia như một con thuyền. Ở mô hình Nhà nước kiến tạo, vị trí cầm chèo lái con thuyền chính là Nhà nước.


Vị trí này không thể thay đổi được vì người chèo lái con tàu là để “trông gió bỏ buồm”, để vượt qua phong ba bão táp và để định vị con đường mà đã đặt ra trước đó.
BNEWS: Theo ông vai trò của Nhà nước trong mô hình này và mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp như thế nào?
TS. Trần Hữu Huỳnh: Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường cần đặt trong mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội. Đây là mối quan hệ chân kiềng. Đầu tiên là mối quan hệ xã hội. Ở đây tôi chỉ nói về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
Trong mối quan hệ này, nhà nước phải không can thiệp vào thị trường mà chỉ thúc đẩy cho thị trường phát triển. Nhà nước phải xây dựng được một môi trường cạnh tranh, công bằng, bền vững. Nhà nước phải xây dựng được môi trường mà ở đó “cá lớn” không được “nuốt cá bé”, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển.
Ở mối quan hệ này, khi cần thiết nhà nước sẽ dùng công cụ chính sách khắc phục khó khăn, khiếm khuyết của thị trường nhưng chủ yếu dùng là công cụ, chính sách chứ không sử dụng nguồn lực của nhà nước để làm thay công việc sản xuất và kinh doanh của thị trường.
BNEWS: Mục tiêu trở thành chính phủ kiến tạo phát triển là một bước tiến đáng kể, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng. Theo ông, chúng ta sẽ vấp phải những khó khăn gì khi tiến tới mục tiêu Nhà nước kiến tạo?
TS. Trần Hữu Huỳnh: Theo tôi có ba thách thức lớn sau. Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là thách thức về mặt tư duy, làm sao đổi mới tư duy. Đây là vấn đề khó, vì một số bộ phận cán bộ công chức hiện nay vẫn còn nghĩ nhà nước này là nhà nước cai trị và mức độ nhẹ hơn thì coi là nhà nước quản lý.
Thách thức thứ hai, theo khảo sát của chúng tôi, hiện tại, nhiều chính sách tốt nhưng thực thi rất yếu.
Thách thức thứ 3 đến từ sự cộng hưởng từ phía xã hội để thúc đẩy, để phản biện góp ý, tăng cường giám sát hoạt động của Nhà nước.
Nếu không vượt qua ba thách thức này thì xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo chỉ là khẩu hiệu và sáo rỗng.
BNEWS: Mô hình Nhà nước kiến tạo đã tạo nên sự thần kỳ của các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như sự phát triển ấn tượng của một số nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia. Theo ông, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ các nước đã thực hiện thành công đi trước?
TS. Trần Hữu Huỳnh: Chúng ta cần phải học là từ Hàn Quốc và Nhật Bản, đó là bài học sau khi đã xác định được chiến lược phát triển quốc gia thì tập trung nỗ lực để làm được chiến lược đó thành công.
Không có chuyện lừng chừng, ba phải. Điển hình như sự phát triển ngành thép của Hàn Quốc. Hàn quốc đã tập trung để đưa ngành thép cũng như ngành công nghiệp đóng tàu thành ngành mũi nhọn của họ. Hay chiến lược phát triển công nghiệp của Nhật Bản, một khi đã lựa chọn thì họ sẽ dồn toàn bộ sức lực để làm việc đó.
Trong những trường hợp như vậy, thì khả năng huy động sự tham gia của công chúng, điều đó hết sức cần thiết, đặc biệt với Việt Nam hiện nay. Việt Nam cũng đã từng xây dựng chiến lược trong quá khứ, những chiến lược kinh tế của chúng ta thường bị những chuyên gia gọi là chiến lược “quả mít”, tức đâu cũng là mũi nhọn, nhưng chỉ là mũi nhọn mà không tập trung vào một mũi nhọn cụ thể nào.
BNEWS: Theo ông, những yếu tố nào quyết định đến việc thực hiện thành công mô hình Nhà nước kiến tạo?
TS. Trần Hữu Huỳnh: Những quốc gia thành công xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo trên là những quốc gia đã xây dựng trên một triết lý gọi là “khả năng dung hợp”.
Triết lý này gắn liền với khả năng kiến tạo của nhà nước. Bởi nói cho cùng, kiến tạo là tập hợp được những “tinh hoa” của xã hội, của quốc gia tham gia hoạch định chiến lược phát triển cho đất nước. Nhưng nếu không có nền tảng triết lý “khả năng dung hợp” để tập trung các tinh hoa của xã hội thì rất khó định ra được chiến lược phát triển cho đất nước và hiện thực hóa chiến lược đó.
BNEWS: Có doanh nghiệp từng ví von rằng “điều hành kinh tế đất nước như bản nhạc giao hưởng, Thủ tướng là nhạc trưởng, cơ quan chức năng là nhạc công và doanh nghiệp là ca sĩ. Điều quan trọng là điều hành làm sao có bản nhạc hay và phối hợp nhịp nhàng. Ông bình luận gì về ví von này?
TS. Trần Hữu Huỳnh: Đây là hình ảnh so sánh rất đẹp. Tôi chia sẻ thêm rằng, không chỉ nhạc trưởng là Thủ tướng mà vấn đề là của cả Nhà nước và bộ máy của nhà nước. Doanh nghiệp cũng không chỉ đơn thuần là các ca sĩ mà còn là những người góp ý để bổ sung cho “bản nhạc” đó có sức sống. Và chúng ta thường bỏ sót vai trò của người dân trong bản nhạc đó. Bản nhạc hay hay dở sẽ quyết định việc người dân có tiếp tục ngồi lại để “thưởng thức” nó tiếp hay không.
Tôi vẫn muốn sử dụng sự ví von sát thực hơn giữa Nhà nước và thị trường như là “con thuyền” và “người chéo lái” như đã đề cập ở trên.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện thể chế pháp luật trong TPP
17:11' - 05/07/2016
TPP đưa ra cơ chế tranh chấp giữa các nhà đầu tư đặt ra rất nhiều thách thức đối với Việt Nam trong việc thực thi pháp luật.
-
DN cần biết
Đẩy mạnh cải cách thể chế hỗ trợ doanh nghiệp
21:35' - 28/06/2016
Chính phủ đang tập trung thực hiện cải cách, xây dựng thể chế theo hướng hội nhập, minh bạch, trách nhiệm và kiến tạo để hỗ trợ doanh nghiệp.
-
Tài chính
Xây dựng thể chế đủ mạnh để quản lý nợ công
06:30' - 13/06/2016
Cần chú trọng xây dựng thể chế quản lý nợ công đủ mạnh. Bộ máy quản lý nợ công cần thay đổi theo hướng tập trung vào một đầu mối, và thực hiện đầy đủ quy định về công khai, minh bạch về nợ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ sẽ có thể chế chính sách hỗ trợ quá trình khởi nghiệp
15:26' - 03/06/2016
Chính phủ sẽ có thể chế chính sách để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp bằng cách phát triển công cụ chính sách như quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm…
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu thể chế các nước để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
12:15' - 17/03/2016
Để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, việc nghiên cứu thể chế pháp luật kinh tế các nước trên thế giới là cần thiết và bổ ích.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20' - 03/07/2025
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.