Nhật Bản chi 48 tỷ USD để giảm thiểu tác động của giá cả leo thang
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 26/4, Chính phủ Nhật Bản đã soạn thảo gói kích thích kinh tế khẩn cấp trị giá 6.200 tỷ yen (48 tỷ USD) để giảm thiểu tác động của tình trạng giá cả hàng hóa leo thang tới nền kinh tế nước này.
Gói kích thích kinh tế mới được soạn thảo trong bối cảnh giá nhiên liệu, lương thực và nhiều mặt hàng khác đang tăng nhanh ở Nhật Bản, chủ yếu do tác động của xung đột quân sự Nga-Ukraine và sự gián đoạn của nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu cùng với việc đồng yen mất giá so với đồng bạc xanh của Mỹ.
Nhiều người lo ngại điều này có thể tác động tiêu cực tới chi tiêu dùng cá nhân – một trong 2 trụ cột tăng trưởng chính của Nhật Bản, từ đó có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Theo hãng tin Kyodo, các trụ cột của gói kích thích kinh tế khẩn cấp này gồm: kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và lương thực ổn định, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn.
Cụ thể, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ chi 1.500 tỷ yen để tăng mức trợ giá tối đa cho các nhà nhập khẩu và phân phối nhiên liệu trong nước từ 25 yen/lít hiện nay lên 35 yen/lít để giảm giá bán lẻ xăng dầu, đồng thời kéo dài thời gian thực hiện chương trình này.
Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ chi khoảng 1.300 tỷ yen để hỗ trợ cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn, trong đó có khoảng 200 tỷ yen được sử dụng để trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ gia đình thu nhập thấp có con chưa tới tuổi thành niên (bao gồm cả các gia đình đơn thân) với mức trợ cấp 50.000 yen/trẻ.
Mặt khác, Nhật Bản sẽ chi 1.300 tỷ yen để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn vì giá cả hàng hóa leo thang và dịch bệnh. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ gia hạn chương trình cung cấp các khoản vay không lãi suất và không cần tài sản thế chấp hiện nay cho tới cuối tháng 9/2022.
Ngoài ra, hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Chính phủ Nhật Bản còn chi 500 tỷ yen để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng, nguyên vật liệu thô và lương thực ổn định.
Để tài trợ cho gói kích thích kinh tế mới, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng 1.500 tỷ yen từ quỹ dự phòng cho các khoản chi khẩn cấp trong tài khóa 2022, khoảng 2.000 tỷ yen từ ngân sách của tài khóa 2022 và các nguồn khác, cùng với 2.700 tỷ yen từ ngân sách bổ sung sẽ được soạn thảo trong một vài tuần tới.
Trước đó, liên minh cầm quyền đã đạt được đồng thuận về việc xây dựng dự thảo ngân sách bổ sung của tài khóa 2022 và dự kiến sẽ trình văn bản này lên Quốc hội vào cuối tháng 5 để thông qua trong kỳ họp thường niên hiện nay./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK cần tập trung vào các nỗ lực nhằm ổn định giá cả
07:00' - 18/04/2022
BoK mong muốn thúc đẩy sự ổn định giá cả bằng cách điều chỉnh lập trường chính sách phù hợp.
-
Hàng hoá
Nước Mỹ "đau đầu" với giá cả thực phẩm tăng vọt
10:02' - 12/04/2022
Giá thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị ở Mỹ sẽ tăng thêm 3%-4% trong năm nay và "dự kiến sẽ vượt qua mức trung bình trong lịch sử và tỷ lệ lạm phát trong năm 2021".
-
Tài chính
Nhật Bản dự định chi 8,1 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới
09:17' - 31/03/2022
Gói kích thích kinh tế này chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ cho các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu và ngũ cốc như vận tải và chăn nuôi.
-
Doanh nghiệp
Giá cả tăng, mức lương của các CEO liệu có giảm?
12:05' - 29/03/2022
Lương của CEO luôn là cao nhất, nhưng điều khác biệt trong thời điểm này là người tiêu dùng đang phải chịu chi phí tăng, trong khi những người đứng đầu doanh nghiệp càng giàu thêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Mở đường cho dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam
15:23'
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ gia hạn cấp phép một số giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga
07:18'
Ngày 8/7, Bộ Tài chính Mỹ thông báo đã cấp giấy phép chung mới, gia hạn một số giao dịch hành chính với Ngân hàng Trung ương Nga đến ngày 9/10 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi cải cách khung đánh giá nợ để hỗ trợ châu Phi
15:51' - 08/07/2025
IMF khuyến nghị cần cải cách khung đánh giá nợ để phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm giúp châu Phi vượt qua khó khăn kinh tế và duy trì phát triển bền vững.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.