Nhật Bản đã sẵn sàng để đảo ngược chính sách tiền tệ siêu lỏng?
Theo bài viết trên trang Bình luận Trung Quốc tại Hong Kong (Trung Quốc) ngày 25/12, sau hơn một thập kỷ duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, các nhà chức trách của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cuối cùng cũng đã có dấu hiệu “đảo ngược”. Có thông tin cho rằng BoJ đang cân nhắc có nên thoát khỏi lãi suất âm sớm nhất là vào nửa đầu năm sau hay không. Theo đó, quyết định này sẽ dựa trên các cuộc đàm phán về lao động và xu hướng tiêu dùng cá nhân vào mùa Xuân tới. Nếu thoát khỏi trần lãi suất âm, đây sẽ là lần đầu tiên sau 17 năm Nhật Bản tăng lãi suất.
Các chuyên gia đánh giá chính sách tiền tệ của Nhật Bản hiện đã đến ngã ba đường. Ngày càng nhiều những lời kêu gọi trong giới học thuật và công chúng kiến nghị BoJ nên sớm bình thường hóa chính sách tiền tệ. Các thị trường chỉ ra rằng việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% là điều kiện tiên quyết để thoát khỏi lãi suất âm. Trong hơn một năm qua, lạm phát của Nhật Bản ngày càng tăng và cao hơn mức mục tiêu của BoJ. Giá cả tăng đã dẫn đến chi phí sinh hoạt cao, cản trở tăng trưởng tiêu dùng. Do đó, các động thái điều hành chính sách tiền tệ của BoJ luôn là tâm điểm chú ý của thị trường.Chiến lược kinh tế Abenomics
Hơn một thập kỷ vừa qua, BoJ đã “trung thành” với chính sách nới lỏng định lượng quy mô lớn. Vào tháng 12/2012, khi tái cử vị trí Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã đưa ra một loạt chính sách kích thích tăng trưởng, để đối phó với tình trạng giảm phát kéo dài và sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản. Đáng chú ý trong gói kích thích này là chính sách tiền tệ nới lỏng táo bạo, chính sách tài khóa linh hoạt, chủ động, kích thích khu vực tư nhân... Đó chính là chiến lược phát triển kinh tế đầu tư nổi tiếng "Abenomics".Nội dung cốt lõi của chiến lược "Abenomics" là chính sách tiền tệ siêu lỏng. Giai đoạn đầu chính sách này đã phát huy tác dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua lãi suất cực thấp, in tiền mạnh mẽ và phát hành thêm trái phiếu chính phủ. Chính phủ Nhật Bản và BoJ cùng đưa ra tuyên bố rằng “mục tiêu lạm phát 2% sẽ đạt được trong thời gian sớm nhất”, từ đó khởi động chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo.Nhận định từ các chuyên gia kinh tế trên toàn cầu đều cho rằng, về khách quan, chiến lược “Abenomics” quả thực đã đóng vai trò tích cực trong quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Việc tuân thủ chiến lược này đã giúp lần lượt giải ngân vượt định mức nguồn vốn công-tư, đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát và tăng trưởng âm trong ba quý đầu năm 2013.
Trong nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai của ông Abe, Nhật Bản bước vào thời kỳ kinh tế thịnh vượng kéo dài 71 tháng, với tỷ lệ thất nghiệp giảm đều đặn và thị trường chứng khoán bước vào chu kỳ đi lên. Tuy nhiên, do các vấn đề cơ cấu sâu xa như tỷ lệ sinh thấp, dân số già hóa, lỗ hổng công nghiệp và nợ chính phủ khổng lồ, chính sách tiền tệ lỏng lẻo không đủ để thay đổi động lực nội tại của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản và khoảng thời gian tốt đẹp rốt cuộc kéo dài không lâu.Mặt trái của chính sách tiền tệ siêu lỏngMột số nhà bình luận chỉ ra rằng việc chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo vẫn tiếp tục cho đến ngày nay đã khiến những nhược điểm của nó ngày càng lộ rõ. Hiện kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với ba vấn đề nan giải. Một là Chính phủ quá lệ thuộc vào nợ công, dẫn đến gánh nặng trong vấn đề này. Hai là, chính sách kiểm soát đường cong lợi suất luôn được coi là một phương tiện tài chính tương đối cực đoan, hoạt động thiếu linh hoạt. Chúng khó phản ánh kịp thời những thay đổi của tình hình kinh tế, làm xấu đi hoạt động của thị trường trái phiếu và làm trầm trọng thêm sự mong manh của lĩnh vực tài chính.
Ba là, chính sách lãi suất âm đã dung túng cho một số lượng lớn các công ty “Zombie" (công ty chỉ còn vỏ bọc, mọi hoạt động kinh doanh đều đã bị dừng lại) kém hiệu quả đang hoạt động lộn xộn, không có lợi cho việc khôi phục công nghiệp. Điều này dẫn đến sản xuất công nghiệp bị trì trệ và sức sống kinh tế suy yếu đáng kể.Hơn nữa, xu hướng lạm phát hiện nay đã vượt quá dự đoán của BoJ. Nền kinh tế nước này đang trải qua thời kỳ lạm phát cao nhất trong 40 năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản tháng 10/2023 tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mục tiêu lạm phát 2%.Phản ứng ngày càng tăngCông chúng Nhật Bản đang dần mất kiên nhẫn với chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo và có nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả, cũng như tính bền vững của nó. Điều đáng chú ý hơn là cùng lúc đó, lạm phát cao cũng đang càn quét thế giới, khi ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã từ bỏ quan điểm chính sách tiền tệ lỏng lẻo và phát động làn sóng tăng lãi suất. Mặc dù vậy, trong hai năm 2022 và 2023, BoJ gần như “bất động”. Đây là nền kinh tế duy nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) duy trì chính sách lãi suất âm.Nhật Bản đã đi ngược lại xu hướng tăng lãi suất toàn cầu và phải trả giá đắt. Trong năm 2023, đồng yen liên tục mất, khiến tỷ giá hối đoái của Nhật Bản giảm xuống mức thấp lịch sử. Nó gây áp lực lạm phát nhập khẩu gia tăng, đẩy chi phí nhập khẩu, giá cả tăng cao. Công chúng, những người tiêu dùng cuối cùng, đang phải chịu áp lực chi phí sinh hoạt cao và nhiều hậu quả tiêu cực khác.Có vẻ như trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng và hiệu quả kinh tế chậm lại, BoJ đang thận trọng trong việc thoát khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của mình. Nhưng cơ quan này hiện "mắc kẹt" trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết có nên tăng lãi suất hay không. Vì đảo ngược lãi suất có thể gây ra một số hệ lụy. Đồng yen tăng giá cũng có thể làm giảm nhu cầu, giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước này.Mặc dù, năm 2024 được dự đoán sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với chính sách tiền tệ của Nhật Bản, nhưng việc tăng lãi suất là gánh nặng hết sức khó khăn đối với nền kinh tế nước này. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách lãi suất của BoJ đều có thể gây ra những cú sốc dữ dội trên thị trường. Làm thế nào để sửa đổi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo để tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế mong manh của Nhật Bản sẽ là một thử thách vô cùng khắc nghiệt đối với BoJ.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải pháp để kinh tế Đức thoát khỏi khủng hoảng
06:30'
Các công nghệ mới dựa trên AI phần lớn được phát triển ở Mỹ. Với việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, kỷ nguyên của chính sách công nghiệp quốc gia sẽ đạt đến một tầm cao mới.
-
Phân tích - Dự báo
Các cảng biển của Nga giữa bài toán kinh tế và trách nhiệm môi trường
05:30'
Các bên tham gia thị trường đã cố gắng xây dựng lại chuỗi logistics, chuyển hướng dòng hàng hóa từ Tây sang Đông. Điều quan trọng là duy trì hàng hóa xuất nhập khẩu có tầm chiến lược đối với đất nước.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản chuyển hướng chính sách năng lượng hạt nhân
06:30' - 21/12/2024
Dự thảo Kế hoạch năng lượng chiến lược của Chính phủ Nhật Bản nêu rõ nước này sẽ sử dụng càng nhiều năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân càng tốt.
-
Phân tích - Dự báo
Khó khăn kinh tế bủa vây chính phủ tân Thủ tướng Pháp
05:30' - 21/12/2024
Triển vọng kinh tế Pháp phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cảnh báo thuế quan của Mỹ: Cơ hội đa dạng hóa thị trường cho Canada
06:30' - 20/12/2024
Trang mạng theconversation.com vừa có bài viết cho rằng cảnh báo về thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ thúc đẩy Canada đa dạng hóa thị trường ngoài nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Cận cảnh bức tranh thương mại Trung Quốc - Australia
05:30' - 20/12/2024
Mùa lễ hội Giáng sinh 2024 và Năm mới 2025 đang đến gần, với mối quan hệ được cải thiện giữa Australia và Trung Quốc, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Australia chứng kiến sự tăng tốc.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc mở đường cho làn sóng tăng trưởng mới
06:30' - 19/12/2024
Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong nhiều thập kỷ qua và những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới dự kiến có thể dẫn đến một làn sóng tăng trưởng cao khác.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản đặt mục tiêu mới về năng lượng hạt nhân hậu Fukushima
05:30' - 19/12/2024
Nhật Bản ngày 17/12 đã đề xuất một chiến lược năng lượng mới, trong đó kêu gọi sử dụng cả năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo “ở mức tối đa”.
-
Phân tích - Dự báo
Chìa khóa đảm bảo an ninh năng lượng cho Đông Nam Á
06:30' - 18/12/2024
Lưới điện ASEAN, cùng với sự hội nhập và hợp tác trong khu vực, là điều cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.