Nhật Bản giữ nguyên đánh giá nền kinh tế đang phục hồi từ đại dịch
Báo cáo hàng tháng của Chính phủ Nhật Bản cho rằng tình hình hiện tại của nền kinh tế nước này đang cho thấy sự phục hồi.
Đây là tháng thứ ba Nhật Bản giữ nguyên đánh giá này, trước sự cải thiện trong hoạt động tiêu dùng tư nhân và đầu tư doanh nghiệp.
Về triển vọng của nền kinh tế, báo cáo cho biết đà phục hồi này được dự đoán sẽ được hỗ trợ bởi các biện pháp phòng chống các bệnh lây nhiễm (mà không nhắc cụ thể đến dịch COVID-19 sau khi đã bỏ cụm từ này từ báo cáo đánh giá kinh tế tháng trước) và bình thường hóa các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó, đây cũng là tháng thứ ba liên tiếp báo cáo giữ nguyên cụm từ “phục hồi” khi nói về hoạt động tiêu dùng tư nhân, trong bối cảnh hoạt động chi tiêu tiếp tục phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó có hoạt động ăn uống và đi lại. Nhưng báo cáo lần này lại là lần đầu tiên trong bảy tháng qua Chính phủ Nhật Bản hạ đánh giá về sản lượng công nghiệp, khi cho rằng đà phục hồi đang chững lại do hoạt động sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử và máy xây dựng suy yếu trước tình hình thiếu hụt bán dẫn. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đã nâng đánh giá về hoạt động xây dựng nhà ở, cho rằng lĩnh vực này đang ngày càng “vững chắc” nhờ nhu cầu gia tăng. Báo cáo còn đánh giá đà suy giảm trong hoạt động nhập khẩu đã dừng lại, phản ánh nhu cầu trong nước gia tăng đối với các mặt hàng năng lượng như dầu thô, than đá và khí tự nhiên hóa lỏng. Chính phủ Nhật Bản cho biết giá tiêu dùng đang tăng tháng thứ hai liên tiếp sau khi số liệu cho thấy lạm phát tháng Tư đã tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong bảy năm qua, do giá hàng hóa cao và đồng yên yếu. Trong thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản lưu ý cần chú ý đến các nguy cơ kìm hãm nền kinh tế do giá nguyên vật liệu thô gia tăng, tình trạng căng thẳng nguồn cung và những biến động trên thị trường tài chính, xuất phát từ xung đột Nga-Ukraine và sự giảm tốc của các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc do các biện pháp phòng dịch COVID-19. Chính phủ Nhật Bản cũng giữ nguyên đánh giá đối với nền kinh tế thế giới, cho rằng kinh tế toàn cầu đang "chững lại” ở một số lĩnh vực nhưng lại phục hồi về mặt tổng thể./.- Từ khóa :
- Chính phủ Nhật Bản
- Nhật Bản
- kinh tế Nhật Bản
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng - liệu có phải lựa chọn đúng?
06:30' - 20/06/2022
Giáo sư Honda Etsuro, nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Thụy Sỹ, cho rằng chính sách tiền tệ siêu lỏng hiện nay của Nhật Bản vẫn đang đi đúng hướng, bất chấp những khó khăn do sự mất giá của đồng yen.
-
Ngân hàng
Vì sao Nhật Bản đi ngược xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu?
11:30' - 18/06/2022
Động thái của BoJ được cho là khá mạo hiểm vì sẽ khiến đồng yen tiếp tục mất giá, đồng thời có thể khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng vừa lạm phát, vừa trì trệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.