Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng - liệu có phải lựa chọn đúng?
Báo Mainichi trích dẫn các phân tích của Giáo sư Honda Etsuro, nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Thụy Sỹ, từng là cố vấn tài chính đặc biệt của chính phủ dưới thời chính quyền cựu Thủ tướng Abe Shinzo, cho rằng chính sách tiền tệ siêu lỏng hiện nay của chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio vẫn đang đi đúng hướng, bất chấp những khó khăn do sự mất giá của đồng yen.
Xu thế vật giá leo thang là không thể ngăn chặnVới việc đồng yen Nhật Bản liên tục lập các mốc thấp kỷ lục so với đồng bạc xanh của Mỹ thời gian gần đây, hiện có một số kiến nghị Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cân nhắc lại chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm kiềm chế đà tăng của vật giá. Tuy nhiên, Giáo sư Honda cho rằng, đó là một lựa chọn sai lầm vì đằng sau tình trạng vật giá leo thang chính là sự phục hồi nhu cầu toàn cầu và sự tăng giá nhiên liệu, thực phẩm dưới tác động của xung đột quân sự Nga-Ukraine. Do đó, Nhật Bản không thể ngăn chặn lạm phát chi phí đẩy (lạm phát do chi phí sản xuất tăng) chỉ bằng chính sách nội địa.Theo Giáo sư Honda, chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ nên được áp dụng khi nền kinh tế phát triển quá nóng, nhu cầu tăng quá mạnh khiến vật giá leo thang vượt quá nhanh giới hạn của BoJ. Do đó, thực hiện chính sách tiền tệ siêu lỏng vẫn là lựa chọn đúng đắn và nên tiếp tục được duy trì.Đồng yen giảm giá và vật giá leo thang đang bắt đầu gây áp lực lên chi tiêu hộ gia đình và ngày càng nhiều người tiêu dùng Nhật Bản bày tỏ sự không hài lòng với phát biểu của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda rằng “người dân đang dần chấp nhận sự tăng giá”. Tuy vậy, Giáo sư Honda cho rằng tư duy lạm phát theo kiểu “cố gắng để giá cả không tăng” đã được hình thành trong giới doanh nghiệp và người dân Nhật Bản từ hơn 20 năm nay, nhưng đã đến lúc phải thay đổi. BoJ đang hướng tới mục tiêu tăng giá trên cơ sở tăng lương, qua đó củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sự phục hồi của nền kinh tế.Việc đồng yen mất giá tác động đa chiều đến nền kinh tế Nhật Bản, nhưng yếu tố tích cực vẫn chiếm ưu thế. Có ý kiến cho rằng chỉ một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ việc đồng yen mất giá, nhưng đó là một nhận định thiếu toàn diện, bởi cần thấy rằng mức độ đóng góp của xuất khẩu đối với nền kinh tế Nhật Bản đang ngày càng tăng. Không chỉ xuất khẩu mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang mở rộng đầu tư ra nước ngoài, lợi nhuận kiếm được sau đó sẽ được chuyển đổi thành đồng yen và giúp tăng thu nhập cho người Nhật Bản.Bên cạnh đó, khi dịch COVID-19 “giảm nhiệt”, du khách nước ngoài sẽ lựa chọn Nhật Bản là điểm đến lý tưởng để chi tiêu du lịch. Nhật Bản hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và kích thích tiêu dùng nội địa.Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ chịu tác động tiêu cực. Điều quan trọng là Chính phủ Nhật Bản cần có sự điều phối để bù đắp thiệt hại này bằng những lợi nhuận có được nhờ tăng trưởng xuất khẩu như tăng lương cho người lao động, kích thích tiêu dùng trong nước, tạo một chu kỳ tăng trưởng mới.Biến động của tỷ giá đồng yen so với đồng USD quá nhanh là một vấn đề, nhưng không có nghĩa là việc đồng yen mạnh lên sẽ tác động tích cực đến kinh tế Nhật Bản cả trước mắt và dài hạn. Lịch sử đã cho thấy, sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011, tỷ giá hối đoái của đồng yen Nhật Bản tăng cao nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai với 76 yen đổi 1 USD.Khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản phải vật lộn với nhiều khó khăn để duy trì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, để lại khoảng trống đối với công nghiệp trong nước, nhất là công nghiệp địa phương. Hiện đồng yen mất giá đang là cơ hội để Nhật Bản thay đổi xu hướng này.Chính phủ Nhật Bản nên làm gì?Theo Giáo sư Honda, BoJ không nên dao động trong việc duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2%. Để làm được điều này, Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp tăng lương cho người lao động trong nước, chủ động mở rộng đầu tư cho các lĩnh vực giúp kích hoạt tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nếu thay đổi được dòng tiền trong nước bằng các biện pháp kích thích kinh tế thì chắc chắn tư duy lạm phát cố hữu sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.Giảm phát khiến cho nợ chính phủ của Nhật Bản tăng cao. Tuy nhiên, vấn đề then chốt hiện nay không phải là cố gắng giảm nợ công bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ mà phải là nỗ lực giải quyết tình trạng nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Vì sao Nhật Bản đi ngược xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu?
11:30' - 18/06/2022
Động thái của BoJ được cho là khá mạo hiểm vì sẽ khiến đồng yen tiếp tục mất giá, đồng thời có thể khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng vừa lạm phát, vừa trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản kế hoạch đổi tên chương trình kích cầu du lịch nội địa
10:42' - 17/06/2022
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch đổi tên chương trình kích cầu du lịch nội địa “Go To Travel”, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng tới tất cả 47 tỉnh, thành để giúp vực dậy nền kinh tế sau đại dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản cao thứ hai từ trước đến nay
14:08' - 16/06/2022
Với 2.380 tỷ yen (tương đương 17,7 tỷ USD), thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng 5 vừa qua đã tăng lên mức cao thứ hai từ trước đến nay.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện
09:00' - 16/06/2022
Do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá được sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện tại Nhật Bản đã tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các cảng hàng hóa của Mỹ bấp bênh trong vòng xoáy thuế quan
06:30'
Các cảng hàng hóa Mỹ, đặc biệt là cảng Los Angeles, đang đối mặt với biến động lớn do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thỏa thuận hoãn thuế 90 ngày với Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia đang ở đâu trong cuộc tái thiết kinh tế toàn cầu?
05:30'
Đối với Malaysia, nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do với tỷ trọng thương mại/GDP lên tới hơn 130%, những cơn chấn động của thế giới đã làm rung chuyển nền tảng.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường Nam Mỹ và những cơ hội mới
06:30' - 21/05/2025
Khu vực Nam Mỹ đang trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Đức. Điều này một phần xuất phát bởi chính sách cô lập mới của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền toàn cầu?
05:30' - 21/05/2025
Để đồng euro có thể mở rộng vị thế là đồng tiền thế giới thay thế cho USD, EU cần một chính sách tài khóa phối hợp và một hệ thống để giảm thiểu các cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức nghiêm trọng đối với ngành hoá chất của Bỉ
06:30' - 20/05/2025
Ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất của Bỉ, một trụ cột kinh tế của quốc gia này, đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi lần đầu tiên sau một thập kỷ ghi nhận sự sụt giảm việc làm.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc: Lo ngại vẫn hiện hữu
05:30' - 20/05/2025
Kênh CNBC cho biết, ngay khi các biện pháp thuế quan được chính phủ hai nước Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng tăng lượng đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30' - 19/05/2025
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30' - 19/05/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.