Nhật Bản khởi động chương trình kích cầu mới “Go To Eat”
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 1/10, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình kích cầu mới có tên gọi “Go To Eat” nhằm khuyến khích người dân đi ăn ở ngoài, với mục đích hỗ trợ cho các nhà hàng đang gặp khó khăn vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây là một trong những chương trình kích cầu khởi đầu bằng cụm từ "Go To" mà nước này đang tung ra trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế.
Theo chương trình này, người dân sẽ nhận được điểm thưởng tương đương 5 USD cho bữa trưa và 10 USD cho bữa tối khi họ đặt chỗ tại các nhà hàng thông qua 15 trang web như Gurunavi and Tabelog. Họ có thể sử dụng các điểm thưởng này để trả cho các bữa ăn sau đó tại các nhà hàng tham gia chương trình này. Người dân có thể đặt chỗ không giới hạn trong thời gian từ nay tới cuối tháng 1/2021. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã đưa thủ đô Tokyo vào chương trình kích cầu du lịch nội địa “Go To Travel”. Trước đó, thành phố này đã bị loại ra khỏi danh sách các thành phố hưởng lợi từ chương trình "Go To Travel" vì có số lượng ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước. Cùng ngày, Nhật Bản đã bắt đầu mở cửa biên giới đối với tất cả người nước ngoài có tư cách lưu trú trung và dài hạn, ngoại trừ khách du lịch, sau một thời gian dài áp đặt các biện pháp hạn chế để khống chế dịch COVID-19. Tuy nhiên, các đối tượng này sẽ chỉ được phép nhập cảnh nếu các tổ chức bảo trợ cho họ như các công ty hay tổ chức tuyển dụng đảm bảo rằng họ sẽ tự cách ly trong vòng 14 ngày sau khi tới Nhật Bản. Bên cạnh đó, họ cần phải làm xét nghiệm và có giấy chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi tới Nhật Bản. Để hạn chế khả năng lây lan của dịch bệnh, trong giai đoạn đầu, Nhật Bản dự định sẽ chỉ cấp phép nhập cảnh cho khoảng 1.000 người/ngày, đồng thời căn cứ vào tình hình kiểm soát dịch COVID-19 tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ để quy định số người được phép nhập cảnh vào Nhật Bản. Sau đó, Nhật Bản sẽ nâng dần năng lực xét nghiệm chuỗi phản ứng polymerase (PCR) tại các sân bay. Trước đó, Nhật Bản đã áp dụng lệnh hạn chế nhập cảnh với công dân 159 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, với mục đích nối lại các hoạt động kinh tế, Nhật Bản đã đàm phán với 16 quốc gia và vùng lãnh thổ kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm tạo điều kiện cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập cảnh vào nước này.Nhờ đó, công dân từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, đã được phép nhập cảnh vào Nhật Bản từ đầu tháng 7/2020. Và sau một thời gian theo dõi, Chính phủ Nhật Bản nhận định việc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh không tác động tiêu cực tới tình hình dịch COVID-19. Vì vậy, hôm 25/9, Tokyo đã quyết định tiếp tục nới lỏng hạn chế nhập cảnh đối với các nước khác.
Trong những ngày gần đây, dịch COVID-19 đang có dấu hiệu tạm lắng ở Nhật Bản, nhất là ở thủ đô Tokyo. Sau khi đạt đỉnh vào đầu tháng Tám, số ca mắc mới ở nước này đang có xu hướng giảm dần. Ngày 30/9, Nhật Bản chỉ ghi nhận 557 ca mắc mới, chỉ bằng gần 28% so với mức đỉnh 1.998 ca vào ngày 3/8. Đáng chú ý, trong tuần qua, số ca mắc mới ở thủ đô Tokyo có thời điểm đã giảm xuống dưới ngưỡng 100 ca/ngày./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thêm ba sở giao dịch chứng khoán ở Nhật Bản phải tạm ngừng giao dịch
08:42' - 01/10/2020
Sau Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE), các sở giao dịch chứng khoán tại ba thành phố lớn khác của Nhật Bản, gồm Fukuoka, Nagoya và Sapporo, đã lần lượt phải tạm ngừng giao dịch vào sáng 1/10.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Thủ tướng Nhật Bản dự định chọn Việt Nam làm điểm công du nước ngoài đầu tiên
10:40' - 30/09/2020
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự định sẽ thăm Việt Nam và Indonesia vào khoảng giữa tháng 10 tới trong chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức.
-
Bất động sản
COVID-19 khiến giá đất Nhật Bản giảm lần đầu tiên trong 3 năm qua
07:30' - 30/09/2020
Theo báo cáo do Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản công bố, trong số 21.519 vị trí đất được khảo sát trên toàn quốc tính tới ngày 1/7, 60,1% vị trí đất đã ghi nhận giá giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…