Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ khi đối mặt với những ảnh hưởng kinh tế như lạm phát hàng hóa và căng thẳng địa chính trị Ukraine, ngay cả khi các ngân hàng trung ương lớn khác chuyển sang chính sách bình thường hóa.
Trong cuộc họp kéo dài hai ngày kết thúc vào ngày 18/3, BOJ đã quyết định giữ nguyên các “đòn bẩy” chính sách quan trọng, trong đó lãi suất ngắn hạn âm 0,1% và lãi suất dài hạn duy trì ở mức gần bằng 0 để đạt mục tiêu lạm phát ở mức 2%. BOJ cũng có kế hoạch tiếp tục mua trái phiếu chính phủ không giới hạn và lượng cổ phiếu trị giá lên tới 12.000 tỷ yen (101 tỷ USD) mỗi năm.
BOJ đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, bất chấp lo ngại ngày càng tăng về việc đồng yen suy yếu và giá tăng đối với các mặt hàng nhập khẩu như dầu thô, khí đốt tự nhiên và lúa mì. Lạm phát bán buôn của Nhật Bản lên 9,3% trong tháng 2 vừa qua – mức cao nhất trong 41 năm gần đây. Lạm phát tiêu dùng cũng dự kiến sẽ tăng trên 2% sau tháng 4 tới.
Ông Yuichi Kodama - nhà kinh tế trưởng tại công ty bảo hiểm Meiji Yasuda Life Insurance Co. - cho biết: "BOJ sẽ là ngân hàng cuối cùng bình thường hóa chính sách, trong khi các ngân hàng trung ương khác đang tăng lãi suất. Nhưng đây sẽ là cơ hội tốt nhất cho BOJ và là cơ hội cuối cùng cho Thống đốc BOJ - ông Haruhiko Kuroda - trong nhiệm kỳ của mình đạt được mục tiêu lạm phát 2%".
Trong ngày 17/3, đồng yen đã đánh dấu tỷ giá hối đoái thấp nhất so với đồng USD trong 6 năm qua, ở mức 1 USD đổi được 119 yen, sau khi Ngân hàng Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 và báo hiệu thêm 6 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Anh cùng ngày đã thông báo tăng lãi suất trong cuộc họp thứ ba liên tiếp và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng quyết định loại bỏ chương trình mua trái phiếu trong quý III/2022 và dự kiến sẽ sớm tăng lãi suất trong năm nay.
Giá hàng hóa tăng cao đã ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp ở Nhật Bản, làm suy yếu sự phục hồi kinh tế sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp hạn chế trong phần lớn quý I/2022 để kiểm soát dịch bệnh, các nhà hàng và quán bar buộc phải đóng cửa sớm. Mặc dù những quy định này dự kiến sẽ được dỡ bỏ vào ngày 21/3, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng nền kinh tế có thể đã thu hẹp trong quý đầu tiên.
Ngoài ra, quá trình phục hồi cũng bị cản trở bởi tình trạng thiếu hụt các nguyên liệu công nghiệp quan trọng như chip điện tử, đẩy các nhà sản xuất ô tô như Toyota Motor vào tình trạng ngừng hoạt động và sản lượng giảm./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ của BoJ và Fed đang trở nên rõ rệt
16:58' - 17/03/2022
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào ngày 17/3 và kỳ vọng chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng này sẽ không thay đổi do tác động bởi Nga-Ukraine.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoJ gặp khó khi lạm phát chạm ngưỡng không mong muốn
07:47' - 16/03/2022
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách tại cuộc họp tuần này, chỉ vài ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất để kiềm chế giá cả tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,