Nhật Bản: Tỷ lệ sinh giảm tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội
Theo "Liên hợp buổi sáng" ngày 5/12, xu hướng tỷ lệ sinh giảm ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể, tỷ suất sinh trong giai đoạn năm 1950 là 2,22. Sau năm 1975, tỷ suất giảm xuống dưới ngưỡng 2. Số liệu mới nhất cho thấy tổng tỷ suất sinh năm 2022 của Nhật Bản là 1,26. Trên bình diện quốc tế đây là tỷ lệ rất thấp.
Cùng với tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ dân số cao tuổi tại Nhật Bản đã tăng tương đối, khiến tình trạng già hóa xã hội diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Nếu số người sinh ít hơn số người mất, dân số sẽ bắt đầu giảm.
Nhật Bản đã phát triển theo xu hướng này và dân số đã liên tục giảm kể từ năm 2008. Tỷ lệ sinh thấp chắc chắn sẽ dẫn đến biến động dân số. Tuy nhiên, do tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản bắt đầu diễn ra với tốc độ khá nhanh, nên xét về bình diện quốc tế, tính biến động của dân số nước này cũng đứng hàng đầu.
Hiện tượng tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản diễn ra nhanh hơn do tác động của dịch COVID-19. Đặc trưng lớn nhất chính là số lượng sinh giảm. Sau năm 2020, số lượng sinh giảm với tốc độ nhanh hơn. Năm 2022, con số này đạt 771.000 người, ghi nhận mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo dự báo dân số năm 2017 (trước khi dịch bệnh bùng phát), số người sinh năm 2022 sẽ ở mức khoảng 774.000.
Hiện nay, điều này đồng nghĩa với tỷ lệ sinh giảm ở Nhật Bản đã đến sớm hơn ít nhất 10 năm so với dự kiến. Số lượng người kết hôn cũng suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Số cặp đôi kết hôn trong năm 2021 ghi nhận 501.000 cặp (năm 2022 tăng lên 505.000 cặp), mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ giới trẻ muốn kết hôn cũng đang suy giảm. Ở Nhật Bản, trẻ em đều được sinh ra trong các gia đình có quan hệ hôn nhân, do đó số lượng kết hôn giảm đồng nghĩa với dân số sinh trong tương lai sẽ tiếp tục giảm.
Tính đến nay, sự biến động của dân số dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài. Cuối tháng 4/2023, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an sinh xã hội và dân số đã công bố báo cáo “Dự báo dân số tương lai của Nhật Bản” mới, đánh giá những thay đổi của kết cấu dân số trong thời gian tới. Theo đó, các xu hướng dân số như tổng dân số giảm, tỷ lệ sinh giảm, lực lượng lao động giảm, già hóa dân số… vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Đến nay, biến động dân số đã gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội của Nhật Bản. Tuy nhiên, ảnh hưởng trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn. Có ba ảnh hưởng chủ yếu dưới đây.
Trước hết, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Mặc dù lực lượng lao động trước đó cũng không đủ, nhưng trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, mức độ thiếu hụt ngày càng rõ nét. Các doanh nghiệp ứng phó bằng việc nâng cao tỷ lệ tham gia của lao động nữ và người cao tuổi, nhưng điều này cũng nhanh chóng đạt đến giới hạn.
Thứ hai, tính bền vững của chế độ an sinh xã hội suy yếu. Chế độ an sinh xã hội như lương hưu, y tế, chăm sóc sức khỏe… cơ bản là một “phương thức trưng thu” được thế hệ lao động hiện hành sử dụng để hỗ trợ người cao tuổi. Do đó, cùng với sự thay đổi của dân số, tỷ lệ dân số thuộc thế hệ lao động hiện hành giảm xuống, nền tảng của chế độ an sinh xã hội sẽ bị lung lay.
Thứ ba, kinh tế địa phương suy yếu. Trong bối cảnh dân số tổng thể giảm, mức độ suy giảm của dân số địa phương tăng lên, dân số giảm dẫn đến dịch vụ công, dịch vụ tư nhân xuống cấp, cuộc sống ở địa phương ngày càng khó khăn.
Để đối phó với xu hướng tỷ lệ sinh giảm nghiêm trọng này, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đưa ra các đối sách khác nhau. Tháng 6/2023, ông đã công bố “Phương châm chiến lược tương lai của trẻ em”.
Phương châm đề xuất: Thứ nhất, tăng cường mức độ hỗ trợ kinh tế gắn liền với nâng cao tiền lương mang tính kết cấu để cải thiện thu nhập của giới trẻ; Thứ hai, thay đổi kết cấu và ý thức chung của xã hội; Thứ ba, đối với các trẻ em và gia đình nuôi dạy con cái ở các giai đoạn khác nhau, hỗ trợ liên tục ba khái niệm cơ bản. Trong tương lai, các đối sách như làm thế nào để huy động nguồn lực tài chính sẽ quyết định cụ thể.
Tuy nhiên, các đối sách ứng phó với tình trạng tỷ lệ sinh giảm thiếu căn cứ chứng thực, tính hiệu quả bị nghi ngờ. Cho dù thế nào, để ngăn chặn tỷ lệ sinh giảm, ngăn chặn dân số giảm, thì cần phải nâng tỷ lệ sinh lên mức 2,07, tuy nhiên điều này dường như không khả thi.
Do đó, không nên nghĩ đến việc chi những khoản kinh phí lớn để ngăn chặn dân số giảm, thay vào đó nên nỗ lực thực hiện xã hội dân số giảm nhưng không gây tổn hại đến phúc lợi của mọi người.
Xét đến việc nhiều quốc gia sẽ đạt đến giai đoạn biến động dân số tương tự như Nhật Bản trong thời gian tới, nước này nên “chung sống thông minh với tình trạng suy giảm dân số” và làm gương cho thế giới.
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Nhật Bản sẽ cấp băng thông độc quyền cho xe tự hành cấp độ 4
14:32' - 06/12/2023
Nhật Bản dự định cấp băng thông độc quyền cho các phương tiện có khả năng hoạt động gần như tự động hoàn toàn ngay từ năm tài chính 2026, trong đó có xe tự hành cấp độ 4.
-
Phân tích - Dự báo
Tranh cãi về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhật Bản
05:30' - 06/12/2023
Chính sách "khó hiểu" nhất xuất hiện ở Nhật Bản trong thập kỷ qua, xét về mặt logic kinh tế vĩ mô, là thông báo chính phủ dự định cắt giảm thuế thu nhập cá nhân.
-
DN cần biết
Hậu kiểm là yếu tố then chốt khi xuất khẩu sang Nhật Bản
09:38' - 04/12/2023
Doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản không nên dừng ở việc mua đứt, bán đoạn mà cần theo dõi, kiểm soát xem sản phẩm được thị trường và khách hàng phản hồi ra sao nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫn
09:23' - 04/12/2023
Tập đoàn hóa chất Mitsubishi của Nhật Bản đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác của Australia để sản xuất khoáng sản ở Mozambique và Na Uy, trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Hàn Quốc nối lại đối thoại kinh tế cấp cao
09:56' - 03/12/2023
Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nối lại các cuộc đối thoại kinh tế cấp cao vào cuối năm nay sau gần 8 năm đình trệ do căng thẳng song phương liên quan đến nhiều vấn đề.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.