Nhiều tỉnh thành của Trung Quốc bắt đầu nối lại hoạt động sản xuất
Sau nhiều tuần đình trệ do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, các trung tâm sản xuất lớn dọc vùng duyên hải Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng việc hạn chế đi lại, trong khi chính quyền các địa phương khuyến khích các nhà máy nối lại hoạt động sản xuất.
Các biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể tới ngành công nghiệp của nước này, khi các công ty không thể tiếp tục sản xuất hay khôi phục sản lượng về mức bình thường do thiếu nhân công. Nhiều doanh nghiệp cũng không thể tiếp nhận các nguyên liệu thô hay gửi hàng cho khách do những trở ngại về logistics. Những gián đoạn này đã gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trước tình hình đó, Trung Quốc nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ nền kinh tế đang suy yếu của mình khỏi những thiệt hại lớn hơn nữa.
Một quan chức của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho hay, hơn 50% các nhà máy lớn ở Quảng Đông, Giang Tô, Thượng Hải và nhiều tỉnh thành lớn khác đã hoạt động trở lại.
Chính quyền thành phố Phật Sơn, một trung tâm sản xuất điện tử và thiết bị gia dụng lớn ở phía Nam tỉnh Quảng Đông, ngày 18/2 cho biết các doanh nghiệp giờ đây có thể nối lại hoạt động mà không cần xin phép nhà chức trách và họ cũng không cần yêu cầu công nhân phải xuất trình chứng nhận sức khỏe khi quay trở lại làm việc.
Tương tự, thành phố Trung Sơn cũng nới lỏng các rào cản hành chính như trên. Trong khi đó, cuối tuần qua, tại tỉnh Chiết Giang, các thành phố Hàng Châu và Ninh Ba cũng giảm bớt quy trình phê duyệt cho các công ty muốn hoạt động trở lại.
Trong tuần này, một số thành phố ở Quảng Đông và Chiết Giang cũng đã tổ chức các chuyến xe buýt và tàu để đưa công nhân quay trở lại làm việc. Thành phố Thai Châu ở Chiết Giang thậm chí còn sắp xếp nhiều chuyến bay để đón người lao động từ Trùng Khánh, Quý Dương, Thành Đô, Côn Minh và Tây An, trong đó chính quyền thành phố Thai Châu tài trợ 1/3 chi phí.
Ông Ge Pingan, một quan chức tại cơ quan phụ trách nguồn nhân lực của tỉnh Chiết Giang, cho biết tình trạng thiếu hụt lao động đang khá nghiêm trọng tại tỉnh này. Ông cũng cho hay tính đến ngày 18/2, có 21.800 công nhân đã được đón trở lại tỉnh bằng máy bay hoặc xe buýt.
Một quan chức của cơ quan quản lý chứng khoán tỉnh Chiết Giang nói rằng hầu hết các công ty niêm yết của tỉnh này dự kiến sẽ hoạt động trở lại trước cuối tháng Hai.
Dịch COVID-19 đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng và gây thiệt hại lớn cho lĩnh vực dịch vụ, trong đó các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim và các công ty du lịch là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Bên cạnh đó, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc có thể giảm hơn 10% trong nửa đầu năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong nỗ lực nhằm vực dậy hoạt động tiêu dùng, Phật Sơn là thành phố đầu tiên tại Trung Quốc ban hành các biện pháp kích thích đối với thị trường ô tô.
Chính quyền thành phố sẽ trợ cấp 2.000 NDT (285 USD) cho những người mua xe mới và 3.000 NDT cho những người đổi xe. Thành phố này cũng sẽ trợ cấp cho các công ty sản xuất ô tô để giúp bù đắp các chi phí tiếp thị.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Morgan Stanley, các số liệu kinh tế vi mô và vĩ mô cho thấy hoạt động sản xuất đang được nối lại một cách chậm chạp ở Trung Quốc, đến cuối tháng Hai chỉ bằng 60-80% mức bình thường, và phải đến giữa hoặc cuối tháng Ba, hoạt động sản xuất mới bình thường trở lại. Ngân hàng này cũng cảnh báo nếu sự lan rộng của dịch bệnh không được ngăn chặn trong hai tuần tới, sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất có thể sẽ kéo dài đến quý II/2020.
Trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, các chuyên gia phân tích dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm từ 6% quý IV/2019 xuống còn 4,5% trong quý I/2020. Nhưng theo các dự báo được điều chỉnh gần đây, con số này chỉ vào khoảng 3-4% do hoạt động sản xuất bị đình hoãn./.
>> Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
APEC chuẩn bị thảo luận biện pháp ứng phó với dịch COVID-19
19:24' - 19/02/2020
APEC sẽ triệu tập cuộc họp các quan chức y tế cấp cao để cùng bàn phương án ứng phó với dịch bệnh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30'
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45' - 20/05/2022
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu do tác động của dịch COVID-19
14:57' - 20/05/2022
Trung Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm “hỗ trợ” những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
-
Kinh tế Thế giới
G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
09:09' - 20/05/2022
Các Bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược
06:50' - 20/05/2022
Ngày 19/5, hãng Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiếp tục hợp tác với Nga về xuất khẩu khí đốt như thế nào?
06:30' - 20/05/2022
Đường ống dẫn khí đốt mang nguồn năng lượng này từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tiếp tục mang lại lợi ích cho Ukraine, bất chấp cuộc xung đột của nước này với Nga.