Những dấu hỏi lớn trước thềm bầu cử Tổng thống Indonesia
Các chuyên gia cho rằng trong lần tranh luận này cả hai ứng cử viên đã không làm rõ được các vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm và cần được giải quyết. Cả ông Ma'ruf Amin và Sandiaga Uno đều không đưa ra được cách giải quyết có tầm nhìn dài hạn. Do vậy, trong lần tranh luận này không có người nào chiến thắng. Nội dung bài viết cụ thể như sau:
Cuộc tranh luận thứ ba giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống Ma'ruf Amin và Sandiaga Uno về các vấn đề y tế, giáo dục, việc làm và văn hóa xã hội đã khép lại vào cuối ngày 17/3. Đây được coi là các bước đi quan trọng trong quá trình tranh cử của các ứng viên Tổng thống và Phó Tổng thống.
Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành, kết luận cuối cùng là không ai chiến thắng trong cuộc tranh luận lần đó. Cả hai ứng cử viên đều không đưa ra được các chương trình phù hợp để giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục, y tế, việc làm và văn hóa xã hội - những vấn đề mà dư luận Indonesia hiện nay rất quan tâm.
Theo đánh giá của Hizkia Yosias Polimpung, giảng viên tại Đại học Bhayangkara Jakarta Raya và là nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu chính trị Purusha, nhìn chung hai ứng viên không cung cấp giải pháp lý tưởng cho các vấn đề việc làm.
Mặc dù các chủ đề được tranh luận lần này đều là những chủ đề nóng, được dư luận quan tâm như vấn đề lao động- việc làm trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài. Tuy nhiên, cả ông Ma'ruf và Sandiaga đều không đưa ra được tầm nhìn dài hạn, mang tính chiến lược cho các vấn đề này.
Ý tưởng của ông Ma'ruf là ưu tiên cung cấp các kỹ năng kỹ thuật và dạy nghề cho các sinh viên. Theo ông Ma'ruf, sinh viên của các trường nghề là những đối tượng có khả năng thất nghiệp cao nhất. Ý tưởng này chỉ đúng một phần nào đó, nó không còn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.
Theo báo cáo mới nhất từ Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company tại Indonesia, lực lượng lao động trong thời đại kỹ thuật số ngày càng cần phải có kỹ năng dựa trên kiến thức chứ không phải kỹ năng thực tế và kỹ thuật lao động phổ thông.
Báo cáo của McKinsey & Company cũng khuyến nghị đào tạo các kỹ năng giúp tư duy của con người trở nên sắc bén ở cấp độ trừu tượng để giải quyết các vấn đề ngày càng phức tạp. Điều này là cần thiết để Indonesia có thể gặt hái lợi nhuận đầu tư từ các tài sản vô hình như nghiên cứu, thương hiệu và bản quyền tác giả…
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhấn mạnh việc cung cấp các kỹ năng xã hội cho người lao động, nhưng hai ứng cử viên đã không đề cập đến những vấn đề này. Trong suốt quá trình tranh luận, các ứng cử viên luôn nghiêng về vấn đề phát triển ngành công nghiệp hơn mà gần như không đề cập đến vấn đề phát triển con người.
Cũng theo ông Hizkia Yosias Polimpung, tại cuộc tranh luận này, ứng cử viên Phó Tổng thống Sandiaga có vẻ thuyết phục hơn và đề xuất các chương trình cụ thể hơn so với ông Ma'ruf. Tuy vậy, những gì mà ông Sandiaga đề nghị là chưa đủ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và không thực sự có lợi cho số đông người dân Indonesia.
Nhà nghiên cứu cao cấp của Viện SMERU, ông Luhur Bima, cho rằng ứng cử viên Phó Tổng thống Ma'ruf Amin đã đề cập đến kế hoạch phát triển chương trình cấp thẻ học bổng thông minh cho sinh viên Indonesia. Hiện tại, chương trình cấp thẻ học bổng này chỉ được áp dụng đối với các đối tượng là học sinh nghèo bậc tiểu học và trung học.
Trong khi đó, ứng cử viên Sandiaga cho biết ông sẽ nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải thiện phúc lợi cho giáo viên và cải cách chương trình giảng dạy, tập trung vào việc củng cố tư cách, đạo đức đội ngũ giáo viên…
Các ứng cử viên chưa chạm đến gốc rễ của vấn đề giáo dục ở Indonesia hiện nay. Cụ thể là vẫn còn nhiều trẻ em Indonesia đến trường, nhưng không thực sự học tập. Kết quả phân tích của nhóm RISE Indonesia với dữ liệu từ Khảo sát đời sống gia đình Indonesia (IFLS) cho thấy nhiều học sinh tốt nghiệp trung học vẫn không thể trả lời chính xác các phép tính đơn giản.
Về vấn đề môi trường cho việc nghiên cứu tại Indonesia, ông Sandiaga đưa ra kế hoạch tăng cường nghiên cứu tốt hơn những gì ứng cử viên Ma'ruf đề xuất. Ý tưởng của ông Sandiaga nhằm khuyến khích sự hợp tác nghiên cứu giữa chính phủ, các học giả và doanh nghiệp có tiềm năng cùng đẩy mạnh nghiên cứu ở Indonesia.
Nhưng việc thực hiện phải được theo dõi cẩn thận để đảm bảo tính độc lập của các hoạt động nghiên cứu khỏi lợi ích của các tổ chức, có thể gây phương hại cho cộng đồng nói chung.
Ông Sandiaga đề cập đến các ý tưởng và kế hoạch mang tính khả thi hơn ông Ma'ruf. Tuy nhiên, họ không đề cập đến vấn đề chính của giáo dục ở Indonesia, cụ thể là chất lượng giáo dục cơ bản thấp.
Một ngôi nhà lớn và sang trọng không có nền tảng vững chắc sẽ dễ bị sụp đổ. Hệ thống giáo dục cũng tương tự như vậy, nếu không củng cố hệ thống giáo dục cơ bản, nó sẽ vô ích khi thảo luận về tương lai của nghiên cứu Indonesia.
Theo Hardisman Dasman, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, Đại học Andalas, Padang, Indonesia, hai ứng cử viên Phó Tổng thống đã không đưa ra kế hoạch đủ thuyết phục để giải quyết các vấn đề sức khỏe cơ bản như tỷ lệ tử vong sau sinh của các bà mẹ cao, các bệnh mãn tính hay các bệnh khác thường gặp ở những người có độ tuổi cao.
Cả ông Ma'ruf và Sandiaga đã không đề cập đến bất kỳ một dữ liệu nào về các bệnh mãn tính, trong khi đây là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Indonesia hiện nay. Theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu sức khỏe Indonesia, năm 2018, con số này đang có xu hướng gia tăng và cần thiết phải được quan tâm, giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Ông Ma'ruf chỉ nói về các chương trình của chính phủ hiện đang hoạt động như PIS-PK (Chương trình Indonesia lành mạnh với phương pháp tiếp cận gia đình) và Germas (Phong trào cộng đồng sống lành mạnh). Ông Sandiaga đã nhắc tới các chương trình phòng ngừa bệnh tật hàng ngày thông qua việc luyện tập hay chơi các môn thể thao.
Nhưng tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng hay làm cho quỹ bảo hiểm y tế quốc gia tiêu tốn nghiêm trọng do phải chi trả cho các bệnh nhân liên quan đến thuốc là thì tuyệt nhiên không được đề cập.
Theo Ni Luh Putu Maitra Agastya, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu và bảo vệ chất lượng cuộc sống trẻ em (PUSKAPA) của Đại học Indonesia. Dựa trên sự trình bày về tầm nhìn và sứ mệnh của mỗi ứng cử viên, các vấn đề xã hội và văn hóa không phải là ưu tiên hàng đầu của họ.
Họ đã không thảo luận về các chương trình xã hội liên quan đến bảo vệ phụ nữ, trẻ em, nhóm người khuyết tật và người bản địa. Khi trả lời các câu hỏi về cơ sở hạ tầng văn hóa, không ai đưa ra một chiến lược cụ thể. Dư luận mong đợi hai ứng cử viên đề cập đến chiến lược giải quyết tận gốc vấn đề cơ sở hạ tầng văn hóa yếu.
Một trong những gốc rễ của vấn đề là sự thiếu quan tâm đến văn học và sự phát triển của văn hóa khu vực trong giáo dục. Các vấn đề văn hóa xã hội là những vấn đề rộng lớn, nhưng có liên quan đến các vấn đề giáo dục, y tế và việc làm.
Trong cuộc tranh luận này, hai ứng cử viên không thể đưa ra giải pháp về cách các nhóm dễ bị tổn thương có thể truy cập vào các dịch vụ công cộng bằng thẻ hoặc thông qua các phần mềm tiên tiến khác được cung cấp.
Họ không đề cập đến những ưu tiên trong thay đổi chính sách và các trở ngại trong việc sử dụng dịch vụ này đối với các nhóm được coi là dễ bị tổn thương xã hội. Điều này bao gồm các chuẩn mực văn hóa xã hội khiến các nhóm dễ bị tổn thương này bị thiệt thòi về mặt xã hội và bị đối xử phân biệt đối xử từ các dịch vụ công cộng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia khai trương tuyến tàu điện ngầm đầu tiên ở thủ đô Jakarta
13:30' - 24/03/2019
Ngày 24/3, thủ đô Jakarta của Indonesia đã khai trương hệ thống tàu điện ngầm (MRT) đầu tiên trong dự án giao thông vận tải lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đầu tư lớn cho phát triển hạ tầng
06:30' - 23/03/2019
Báo Jakarta Post số mới ra đăng bài viết với nhận định rằng các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước (SOE) đã giúp Indonesia cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng những năm vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Hãng hãng không Garuda của Indonesia hủy đơn hàng mua 50 máy bay Boeing 737 MAX 8
12:55' - 22/03/2019
Hãng hàng không quốc gia Indonesia Garuda ngày 22/3 thông báo sẽ hủy đơn hàng mua 50 máy bay Boeing 737 MAX 8 tổng trị giá 4,9 tỉ USD, sau khi xảy ra 2 vụ rơi máy bay loại này trong vòng 5 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sẽ tẩy chay các sản phẩm của EU
08:21' - 21/03/2019
Indonesia sẽ tẩy chay máy bay, các loại xe và các sản phẩm khác của EU nếu khối này cấm dầu cọ thô (CPO) của Indonesia được sử dụng như các nguyên liệu thô cho nhiên liệu sinh học.
-
Kinh tế Thế giới
CEPA giúp thắt chặt quan hệ hợp tác Indonesia- Australia
05:30' - 21/03/2019
Tác giả Kornelius Purba nhận định Indonesia và Australia dường như đang tận hưởng “tuần trăng mật” thứ hai sau khi ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) tại Jakarta ngày 4/3/2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.