Những lợi ích của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Hơn 1/4 thế kỷ trước khi xảy ra đại dịch, nền sản xuất toàn cầu đã biến đổi bởi sự xuất hiện của các chuỗi cung ứng phức tạp, giúp các công ty sản xuất một cách hiệu quả tất cả các loại hàng hóa với chi phí thấp và quy mô khổng lồ.
Tuy nhiên, đại dịch đã đặt các chuỗi cung ứng này vào vòng xoáy khó khăn, gây ra sự thay đổi lớn về nhu cầu, trong khi việc các quốc gia buộc phải liên tục phong tỏa khiến hoạt động sản xuất và phân phối đều “hụt hơi”. Kết quả là sự chậm trễ trong giao hàng gia tăng, tạo ra sự thiếu hụt các thành phần quan trọng và giá cả tăng vọt.Chính phủ các nước đã quan tâm hơn đến việc thúc đẩy sản xuất trong nước, nhằm giảm tính dễ tổn thương của mình trước các gián đoạn nguồn cung nước ngoài. Tuy nhiên, tạp chí The Economist (Anh) cho biết, một nghiên cứu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại cho thấy rằng điều đó là sai lầm.Thực tế là các chuỗi cung ứng đang “đứng vững” trong thời kỳ đại dịch hơn so với người ta thường nghĩ, và việc tự cung tự cấp có thể khiến những quốc gia dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc trong tương lai.Cuộc suy thoái do COVID-19 gây ra là bất thường. Thương mại hàng hóa giảm mạnh trong thời gian đầu, với mức giảm lên đến 12% trong quý II/2020 so với cuối năm 2019. Tuy nhiên sau đó, hoạt động này đã tăng trở lại nhanh hơn các mức phổ biến được ghi nhận trong những đợt suy thoái gần đây.Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này, các chuyên gia kinh tế của IMF đã xây dựng một mô hình dự đoán các hình mẫu thương mại dựa trên mức chi tiêu trong các nền kinh tế. Họ nhận thấy sự khác biệt lớn giữa số lượng và loại giao dịch được dự đoán bởi mô hình này và những gì thực sự đã xảy ra trong đại dịch - một dấu hiệu kỳ lạ liên quan đến đại dịch COVID-19.Virus SARS-CoV-2 đã bóp méo hoạt động thương mại, một phần do các tác động đối với các nền kinh tế. Ví dụ, những nơi có nhiều ca nhiễm và trải qua nhiều đợt phong tỏa hơn đã nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn dự kiến, tác động xấu đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tổng thể.Điều đó phần nào phản ánh xu hướng thay đổi nhu cầu hướng tới hàng hóa như đồ điện tử gia dụng và thiết bị bảo hộ, thay vì sử dụng các dịch vụ. COVID-19 cũng ảnh hưởng đến hoạt dộng sản xuất một số hàng hóa ở trong nước, dẫn đến việc phải nhập khẩu để thay thế.
Tuy nhiên, các đợt phong tỏa ở một số nơi cũng đã có tác động lan tỏa tới những nơi khác. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trong nửa đầu năm 2020, khoảng 60% sự sụt giảm nhập khẩu của một quốc gia có thể được giải thích là do các đối tác thương mại của họ phải thực hiện việc phong tỏa.Những tác động như “sóng vỗ” này ảnh hưởng nặng nề nhất đến những hàng hóa phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng dài, song tác động sẽ nhỏ hơn đối với những nơi bị phong tỏa nhưng có khả năng làm việc từ xa lớn hơn. Và quan trọng là tác động của các biện pháp hạn chế sẽ giảm dần theo thời gian, khi các mô hình làm việc và chuỗi cung ứng đã thích nghi.Các nhà xuất khẩu ở những nơi đã chấm dứt việc phong tỏa nghiêm ngặt sẽ dễ dàng thấy thị phần tăng mạnh, với sự gia tăng lớn hơn xảy ra trong sản xuất các hàng hóa theo chuỗi cung ứng chuyên sâu.
Việc thiếu dữ liệu làm phân tích của IMF chỉ tính đến giữa năm 2021, sau đó có một loạt các sự kiện đáng tiếc, từ việc tàu bị mắc cạn cho đến căng thẳng địa chính trị, dẫn đến tình trạng các cảng bị tắc nghẽn và chi phí tăng cao.Tuy nhiên, IMF cho rằng mô hình này có thể gợi ý cách tốt nhất để bảo vệ nền kinh tế khỏi các gián đoạn. Câu trả lời không phải là bằng cách đưa sản xuất về lại trong nước, mà bằng sự đa dạng hóa, tìm nguồn cung đầu vào từ nhiều quốc gia hơn và sử dụng các thành phần có thể dễ dàng thay thế nếu phát sinh vấn đề về nguồn cung.Đưa sản xuất về trong nước sẽ có xu hướng làm giảm sự đa dạng hóa của chuỗi cung ứng hơn là làm tăng, bằng cách làm cho sản xuất phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế nội địa. Điều đó gây tốn kém. IMF ước tính rằng khi đối mặt với sự gián đoạn lớn (một sự cố khiến giảm 25% nguồn lao động ở một nhà sản xuất lớn các nguyên liệu đầu vào quan trọng), một nền kinh tế trung bình có thể sẽ suy giảm khoảng 1% GDP.Trong bối cảnh đó, sự đa dạng hóa sẽ giúp giảm 50% mức độ thiệt hại. Mặc dù khuyến khích đa dạng hóa là một vấn đề phức tạp, IMF gợi ý rằng việc hạ thấp các rào cản đối với thương mại và đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể có tác dụng. Căng thẳng địa chính trị có nghĩa là thế giới đang thiếu sự cởi mở với hội nhập sâu hơn./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Mitsubishi, Eneos xây dựng chuỗi cung ứng nhiên liệu hàng không "sạch"
08:01' - 19/04/2022
Hai tập đoàn Mitsubishi Corp. và Eneos Holdings của Nhật Bản ngày 18/4 đã cùng thông báo sẽ sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO2 từ máy bay.
-
DN cần biết
Goldman Sachs nêu ba giải pháp để các doanh nghiệp Mỹ ổn định chuỗi cung ứng
13:42' - 05/04/2022
Các cú sốc về nguồn cung trong hai năm qua đã khiến các nỗ lực nhằm tăng cường “sức đề kháng” của chuỗi cung ứng trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các nhà sản xuất và bán lẻ.
-
Phân tích - Dự báo
Một khoảng lặng trước "cơn bão lớn" của chuỗi cung ứng toàn cầu?
06:30' - 01/04/2022
Trong khi khó khăn cũ chưa được giải quyết, những khó khăn mới đã xuất hiện. Người ta thậm chí đã lo ngại rằng dịch vụ logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề sẽ làm hỏng Lễ Giáng sinh 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia nhận định chuỗi cung ứng sẽ không trở lại như trước đại dịch
09:06' - 23/03/2022
Một chuyên gia cho rằng chuỗi cung ứng sẽ không trở lại như trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát và thế giới cần chấp nhận trạng thái "bình thường mới này".
-
Phân tích - Dự báo
Singapore với những thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu
05:30' - 23/03/2022
Do quy mô của nền kinh tế trong nước, các công ty có trụ sở ở Singapore từ lâu đã được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để khám phá các thị trường mới và mở rộng hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài cuối: Nỗ lực đa dạng hóa thương mại toàn cầu
06:30'
Trong bối cảnh bất ổn, các quốc gia gấp rút đa dạng hóa quan hệ thương mại để giảm phụ thuộc vào Mỹ. Từ Đông Nam Á đến châu Âu, nỗ lực này tăng tốc sau thông báo thuế quan ngày 2/4 của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng thương mại toàn cầu – Bài 1: Vai trò của nước Mỹ
05:30'
Bài bình luận trên tờ Financial Times nhận định Mỹ không còn giữ vai trò chi phối trong thương mại toàn cầu như trước đây.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30' - 29/04/2025
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30' - 29/04/2025
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.