Những lý do cản trở dự án thay thế cho kênh đào Suez
Đây không phải là dự án hoàn toàn mới, nó đã được thảo luận từ năm 1999, song có nhiều lý do, kể cả lý do chính trị, đã cản trở dự án này.
Năm 1999, một số công ty Nga, Iran và Ấn Độ đã thỏa thuận vận chuyển các xe container theo tuyến đường Sri Lanka - Ấn Độ - Iran - Nga. Thay vì băng qua kênh đào Suez đông nghẹt hay đi vòng quanh châu Phi, hàng hóa có thể được vận chuyển bằng đường sắt. Tuy nhiên, không thể vận tải trọn chuyến bằng đường sắt vì Ấn Độ và Pakistan liên tục có xung đột, do đó, việc đưa lãnh thổ Pakistan vào tuyến đường này là điều mạo hiểm.
Kết quả là tuyến đường này có lộ trình cụ thể như sau: từ Mumbai (Ấn Độ), hàng hóa đi đường biển đến Iran rồi được chuyển lên tàu hỏa và đi tiếp đến biển Caspi, hàng hóa lại được chuyển xuống tàu thủy đến cảng Astrakhan của Nga, lên tàu hỏa và đi tiếp sang châu Âu - đích đến cuối cùng. Bốn lần bốc dỡ hàng hóa tất nhiên làm chậm tiến độ, song nhìn chung vẫn nhanh hơn đi qua kênh đào Suez.
Năm 2000, tại thành phố Saint Petersburg (Nga), 3 nước Nga, Iran và Ấn Độ đã ký thỏa thuận liên chính phủ thành lập hành lang vận tải. Các container lập tức rời khỏi Ấn Độ theo tuyến này, 2 năm sau Nga mới phê chuẩn thỏa thuận và vào tháng 5/2002 thì hành lang chính thức được vận hành.
Tuy nhiên, tuyến đường đã lộ rõ một số trắc trở. Hệ thống vận tải của Iran không thể đáp ứng lượng hàng hóa lớn theo nhu cầu của Nga và Ấn Độ. Iran lại không có tiền để nâng cấp hạ tầng và kết quả là đồng tiền Ấn Độ đã quyết định tất cả.
Nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới này đã đầu tư vào cảng Chabahar của Iran và vào hệ thống đường sắt. Trước khi Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Iran, Ấn Độ đã kịp cấp cho nước này hàng loạt khoản tín dụng.
Đến đây thì dự án lại vấp phải những khó khăn chính trị mà suốt hai thập kỷ qua chưa ai nghĩ đến. Những bên hưởng lợi từ dự án không phải lúc nào cũng có mục đích giống nhau. Trên đất Iran, tuyến đường “Bắc-Nam” có thể phân thành 3 nhánh.
Theo nhánh phía Tây, hàng hóa sẽ đi qua Azerbaijan đến Daghestan và vào lãnh thổ phần châu Âu của Nga. Azerbaijan là một trong các bên hưởng lợi. Theo nhánh trung tâm, hàng hóa sẽ đi qua biển Caspi đến cảng Astrakhan, cùng với nhánh Tây thì nhánh này có lợi cho Nga hơn cả.
Còn nhánh phía Đông đi qua vùng Trung Á - hoặc qua Afghanistan, hoặc qua Turkmenistan. Cả hai nhánh này đều rất có lợi cho Ấn Độ, và New Delhi tích cực vận động cho nhánh này.
Cho đến gần đây, Nga khá thờ ơ với dự án (đi qua nhánh Đông) của Ấn Độ. Moskva không hài lòng với sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc ở Trung Á, nhưng vẫn coi đây là điều không thể tránh, là cái giá để đổi lấy sự ủng hộ chính trị mà Bắc Kinh giành cho Moskva trong làn sóng đối đầu với phương Tây.
Tuy nhiên, thời gian qua, lãnh đạo Nga dường như ngày càng nghiêng về phía xem xét lại quan điểm của mình để đáp trả một số bước đi của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính mà giới chuyên gia đánh giá là không thân thiện.
Dự án “Bắc-Nam” quan trọng với Ấn Độ còn vì một nguyên nhân khác. Trong khi Trung Quốc “tung hoành” tại lục địa Á-Âu và châu Phi bằng các hành lang kinh tế của mình thì Ấn Độ lại không có gì để chống lại, để cạnh tranh với nền ngoại giao hạ tầng của Trung Quốc. Vì vậy, đây là cơ hội tuyệt vời để thể hiện rằng Ấn Độ có thể tạo nên các tuyến đường kinh tế với các nước thân thiện khác, và cái chính là không có sự tham gia của Trung Quốc.
Thêm vào đó, phát triển hạ tầng vận tải cho Iran còn giúp Ấn Độ trong tương lai mở ra thêm một hành lang mới – không đi qua Nga mà qua Thổ Nhĩ Kỳ và đến thẳng Đông Âu. Dễ hiểu là Moskva không vui vẻ gì với dự án này.
Khó khăn thứ ba liên quan đến loại hàng hóa sẽ đi qua tuyến đường này. Nga và các nước Trung Á có thể cung cấp gì để đổi lấy hàng công nghiệp nhẹ, dược phẩm… của Ấn Độ?
Hiện tại tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) gần bằng GDP của Ấn Độ, trong khi đó, kim ngạch song phương chưa được 10 tỷ USD (kim ngạch Ấn Độ-Trung Quốc là trên 90 tỷ USD).
Tình thế có thể thay đổi nhờ việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giống như EAEU đã ký với Việt Nam, vốn đã khiến thương mại song phương tăng 30% ngay trong năm đầu tiên và đang tiếp tục tăng cho đến nay.
Như vậy, hành lang vận tải “Bắc-Nam” chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi đã xóa bỏ hết các rào cản giữa Ấn Độ và các nước EAEU, và cuộc gặp tại Tehran chính là nơi giúp nhen nhóm hy vọng cho viễn cảnh này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Trung Quốc và Ấn Độ bán phá giá ống thép hàn
11:21' - 08/11/2018
Kết luận trên được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hoạt động nhập khẩu ống thép hàn.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội cho mối quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ
07:25' - 06/11/2018
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi đã thỏa thuận về việc tiến hành đối thoại theo cơ chế 2+2 nhằm duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Khởi động hành lang vận tải quốc tế “Bắc-Nam” thay thế kênh đào Suez
15:29' - 01/11/2018
Nga, Ấn Độ và Iran dự kiến sẽ sớm thảo luận việc khởi động hành lang vận tải quốc tế “Bắc-Nam” thay thế kênh đào Suez hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc "tăng tốc" trong chiến lược Trung Đông-châu Phi
19:09' - 20/07/2018
Trung Đông-châu Phi từ lâu là những khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trước hết là vì lợi ích kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22'
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.