Những mong đợi của doanh nghiệp châu Âu vào mùa bầu cử sắp tới

15:08' - 10/05/2024
BNEWS Các cuộc bầu cử ở EU sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9/6 năm nay, thu hút rất nhiều sự chú ý, khi một số đảng cam kết các quy định và các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp.

Các công ty Liên minh châu Âu (EU) có nhiều điều mong đợi ở một chính phủ mới. Hầu hết muốn rằng châu Âu sẽ thông thoáng đối với các doanh nghiệp và những ngày tươi sáng nhất vẫn chưa tới.

 

Các cuộc bầu cử ở EU sẽ diễn ra trong khoảng từ ngày 6 đến ngày 9/6 năm nay, thu hút rất nhiều sự chú ý, khi một số đảng cam kết các quy định và các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp.

Kết quả của các cuộc bầu cử có thể có ảnh hưởng lớn đến các chính sách thương mại, các khoản trợ cấp mà các doanh nghiệp được nhận, tài trợ cho khí hậu, các chính sách phát triển và các quy định khác.

Các doanh nghiệp đang nóng lòng chờ đợi các kết quả, bởi khả năng tác động lớn đến các hoạt động của họ trong trung và dài hạn.

Bà Julie Linn Teigland, đối tác tại tập đoàn kiểm toán EY, cho rằng các cuộc bầu cử sắp tới sẽ định hình lại chương trình nghị sự chính trị của khối trong 5 năm tới.

Bà cho biết nghiên cứu của EY cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Âu giảm 4% trong năm 2023, lần giảm đầu tiên kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 và giảm 11% so với năm 2019. Châu Âu đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Mỹ và Trung Quốc và cần hành động để duy trì khả năng cạnh tranh.

Bất kể kết quả các cuộc bầu cử ra sao, EU cần tập trung thúc đẩy thương mại, đi đầu về tăng trưởng xanh, giành lợi thế về công nghệ và cách mạng trí tuệ nhân tạo, và trang bị cho thế hệ tiếp theo các kỹ năng cần thiết để phát triển. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm cách tiếp cận nhất quán trong các vấn đề chủ chốt đóng vai trò lớn trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của châu Âu này.

Nhà kinh tế trưởng phụ trách châu Âu, Trung Đông và châu Phi của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, Sylvain Broyer, cho rằng dù tránh được suy thoái và tiến gần đến tối đa việc làm, những thách thức về năng suất ở châu Âu dai dẳng. Việc năng suất giảm, điều đặc biệt rõ ràng ở các nền kinh tế lớn ở châu Âu như Hà Lan, Pháp, Đức và Italy, đã cho thấy sự cần thiết phải có hành động tập thể.

Kêu gọi của ông Enrico Letta, thành viên Hạ viện, người từng giữ chức Thủ tướng Italy, về việc định hình lại thị trường chung đã cho thấy cần có nỗ lực lớn để giải quyết các thách thức. Ông cho rằng để giành lại khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, các nhà hoạch định chính sách của EU cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập và củng cố thị trường chung. Ý tưởng về Liên minh thị trường vốn sẽ mang lại một lộ trình rõ ràng đưa đến những tiến triển như ông Letta đã công nhận. Việc đạt các mục tiêu sẽ là một bước tiến lớn, giải phóng tiềm năng tiết kiệm của người châu Âu để đầu tư trong nước. 

Trong khi đó, nhà phân tích thị trường tại CMC Markets, Jochen Stanzi, tin rằng các quy định nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu cần tiếp tục được chính phủ mới ưu tiên. Ông nói chính sách này không chỉ về môi trường mà còn gắn với các chiến lược kinh tế, tiền tệ và công nghiệp và là chủ đề rất được quan tâm do tác động đến cuộc sống thường ngày và các ngành công nghiệp. An ninh năng lượng có ý nghĩa lớn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, khi ảnh hưởng tới mọi mặt, từ hóa đơn năng lượng đến chính sách an ninh quốc gia.

Đà phục hồi kinh tế hậu đại dịch tiếp tục là một ưu tiên, với trọng tâm là đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng ở EU. Hiện lạm phát đã giảm gần về mức mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đặt ra, cho phép các chính trị gia hy vọng về môi trường lãi suất có lợi hơn cho tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm và trong năm tới.

Khi được hỏi về những gì một chính phủ mới ở châu Âu có thể thực hiện để giữ chân doanh nghiệp đầu tư tại khu vực này thay vì niêm yết tại Mỹ hay các nước khác, bà Teigland nói châu Âu đang đối mặt với sự cạnh tranh lớn về đầu tư.

Các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng dài hạn của châu Âu, nhờ tình hình kinh tế được cho là sẽ từng bước cải thiện và trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, sự ổn định tương đối của các nền kinh tế lớn ở châu Âu là một lợi thế đáng kể.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục