Niềm tin về kinh tế Trung Quốc được củng cố?
Theo Báo cáo công tác chính phủ, năm nay, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% giống như 2 năm vừa qua; CPI tăng khoảng 2%, tạo ra hơn 12 triệu việc làm mới ở thành thị.
Ngoài ra, nhiều trọng tâm công tác đã được Trung Quốc xác định trong năm 2025, như thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư, mở rộng nhu cầu trong nước theo mọi hướng; phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới, đẩy nhanh xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại; thực hiện sâu rộng chiến lược chấn hưng đất nước thông qua khoa học và giáo dục, nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
*Nền tảng vững chắc
Nền kinh tế Trung Quốc thể hiện khả năng phục hồi và tiềm năng to lớn. Với quy mô dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc có một thị trường nội địa rộng lớn và nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ. Sự trỗi dậy của các lĩnh vực kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế bạc (các hoạt động kinh tế liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi) và kinh tế băng tuyết đã tạo thêm những động lực tăng trưởng mới. Hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh của Trung Quốc không chỉ cung cấp sự hỗ trợ vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế mà còn tạo ra sự linh hoạt cần thiết để ứng phó với các rủi ro và thách thức. Khả năng tự chủ trong sản xuất và chuỗi cung ứng giúp Trung Quốc giảm thiểu tác động tiêu cực từ các biến động bên ngoài. Cơ chế quản trị hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của Trung Quốc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền trung ương và địa phương đảm bảo các chính sách và cải cách được triển khai một cách có mục tiêu và hiệu quả. Các kế hoạch dài hạn, như kế hoạch 5 năm, đóng vai trò định hướng chiến lược cho sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực. Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện cơ cấu kinh tế và tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn, cũng như giữa các vùng miền khác nhau, được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp mới nổi. Chiến lược phát triển dựa trên đổi mới tiếp tục được tăng cường. Trung Quốc đang thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp tiềm năng như hàng không vũ trụ thương mại và kinh tế tầm thấp, đồng thời nuôi dưỡng các ngành công nghiệp của tương lai như sản xuất sinh học, công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ 6G.Nguồn nhân lực dồi dào và trình độ ngày càng cao của Trung Quốc cung cấp nền tảng vững chắc cho sự đổi mới và tăng trưởng. Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ đối với khoa học và công nghệ.
Năm 2024, cường độ nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc đạt 2,68%, xếp thứ 12 trong số các quốc gia lớn trên thế giới, cao hơn mức trung bình của các nước thuộc Liên minh châu Âu
Cải cách và mở cửa là chìa khóa cho sự phát triển của Trung Quốc trong hơn 40 năm qua. “Gã khổng lồ châu Á” này cam kết tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện và mở cửa.*Tín hiệu tích cực
Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Trung Quốc đã được thể hiện rõ nét qua các số liệu thống kê gần đây. Dữ liệu từ Tổng cục Thuế Trung Quốc cho thấy nhiều lĩnh vực kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành sản xuất duy trì đà tăng trưởng ổn định, với ngành sản xuất thiết bị đóng vai trò quan trọng. Doanh thu từ bán hàng trong lĩnh vực sản xuất đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước từ tháng 10/2024 đến tháng 2/2025, trong đó ngành sản xuất thiết bị tăng 8,7%. Điều này cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất và nhu cầu đầu tư vào thiết bị công nghiệp. Các ngành công nghiệp mới nổi đang phát triển mạnh mẽ, với các lực lượng sản xuất mới tiến bộ nhanh chóng. Doanh thu từ bán hàng của các ngành công nghệ cao tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn 5 tháng, bao gồm mức tăng 11,7% trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao và 9% trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Sự tăng trưởng này phản ánh sự thành công của Trung Quốc trong việc thúc đẩy đổi mới và phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao. Chương trình nâng cấp thiết bị quy mô lớn và đổi mới hàng tiêu dùng đang được triển khai, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư. Chi tiêu của các doanh nghiệp cho thiết bị máy móc trong giai đoạn từ tháng 10/2024-2/2025 đã tăng 7,1% so với cùng kỳ.Doanh số bán lẻ thiết bị nghe nhìn gia đình, bao gồm TV, đã tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi doanh số bán lẻ đồ gia dụng tăng vọt 56,1%. Số liệu cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ và gia dụng hiện đại.
Các dịch vụ bảo vệ môi trường sinh thái đã tăng trưởng nhanh chóng, phản ánh cam kết của Trung Quốc đối với phát triển bền vững. Doanh thu từ bán hàng trong lĩnh vực năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng và công nghệ bảo vệ môi trường đã tăng lần lượt 29,3%, 26,8% và 12,1% trong cùng kỳ. Điều này cho thấy Trung Quốc đang chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn và bền vững hơn. Hoạt động thương mại giữa các tỉnh thành diễn ra suôn sẻ và việc xây dựng một thị trường quốc gia thống nhất đang tiến triển vững chắc. Doanh thu từ bán hàng trong lĩnh vực vận tải và logistics tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn 5 tháng. Số liệu cho thấy sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa các vùng miền của Trung Quốc và sự hiệu quả của hệ thống logistics. Ông Li Ping, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học Thuế thuộc Tổng cục Thuế Trung Quốc, nhận định rằng, những xu hướng và thay đổi kinh tế trong 5 tháng qua cho thấy sự cải thiện liên tục của nền kinh tế Trung Quốc.Ông Li Ping cho biết thêm, cơ quan thuế sẽ tiếp tục tăng cường các dịch vụ thuế và phí, thực hiện các chính sách cắt giảm thuế và phí mang tính cấu trúc, hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy sức sống và niềm tin của thị trường, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chất lượng cao.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Quốc gia châu Đại dương nỗ lực “mở khóa” tiềm năng kỹ thuật số
06:30' - 12/03/2025
Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh sự thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, khi các doanh nghiệp dựa vào các nền tảng kỹ thuật số, chứng minh sự cần thiết của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số có khả năng phục hồi.
-
Phân tích - Dự báo
Giảm phát - bài toán nan giải của kinh tế Trung Quốc
16:54' - 11/03/2025
Giá tiêu dùng ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, làm nổi bật áp lực giảm phát dai dẳng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao người Nhật Bản ngày càng nghèo đi?
06:30' - 11/03/2025
Nhật Bản đã duy trì vòng luẩn quẩn kinh tế trong nhiều thập kỷ: tiền lương thực tế không tăng khiến nhu cầu tiêu dùng trì trệ, kéo theo tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.