Nỗi lo thâm hụt ngân sách khi ngành du lịch Đông Nam Á lao đao
Theo bài viết đăng trên Nikkei, nhu cầu đi lại giảm mạnh trong đợt bùng phát dịch COVID-19 đang khiến các nền kinh tế Đông Nam Á lao đao. Du lịch xuyên biên giới đã chậm lại sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố COVID-19 là đại dịch. Theo ước tính của Nikkei, tám trong số 10 thành viên của ASEAN sẽ bị thâm hụt ngân sách nếu số lượng khách du lịch nước ngoài giảm một nửa so với năm ngoái.
Khu vực ASEAN đang phải vật lộn với những đồng tiền yếu và việc ít khách du lịch có thể làm trầm trọng hơn vấn đề nợ nước ngoài, cho thấy những nguy cơ của việc quá phụ thuộc vào du lịch để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một tài xế taxi đợi khách gần khu vực Hoàng Cung của Thái Lan cho biết: “Khách du lịch Trung Quốc ít hơn từ 60-70% so với các năm khác”. Khu vực Hoàng Cung của Thái Lan là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở thủ đô Bangkok. Những lối đi quanh cung điện nơi thường xuyên đông khách vào thời điểm mở cửa đã vắng tanh. Các cửa hàng đồ lưu niệm và nhà hàng quanh đó đã phải đóng cửa.
Doanh thu du lịch của Thái Lan đã giảm 4% trong tháng 1/2020 so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nhà điều hành khách sạn cho biết tỷ lệ lấp đầy phòng chỉ ở mức khoảng 50% trong tháng 2/2020 và dự kiến các khoản lỗ đáng kể sẽ xảy ra ở quý I năm nay.
Các nền kinh tế Đông Nam Á đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào khách du lịch trong và ngoài nước, những người đã đóng góp tới 13% trung bình tổng doanh thu GDP vào năm 2018, cao thứ hai chỉ sau vùng Caribe, theo thống kê của Hội đồng Du lịch Thế giới. Dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài đã tạo ra 220 tỷ USD doanh thu khu vực trong năm 2018, hơn 50 tỷ USD so với sản xuất ô tô và 160 tỷ USD từ than đá.
Cũng theo Nikkei, ước tính 10 thành viên ASEAN phải đối mặt với thâm hụt tổng ngân sách tới 40 tỷ USD nếu lượng khách du lịch giảm 50% vào năm 2020 so với năm 2018 và có thể vọt lên tới 150 tỷ USD nếu con số khách giảm xuống còn 0.
Thâm hụt ngân sách buộc các nước phải dựa vào vốn vay nước ngoài. Nhưng nếu một số đồng nội tệ quá yếu, nó sẽ phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu cơ.
Nợ nước ngoài của Malaysia chiếm hơn 60% GDP, gấp đôi dự trữ ngoại hối; tỷ lệ của Indonesia còn gấp ba lần dự trữ ngoại hối; còn tỷ lệ của Thái Lan thì khoảng 80% dự trữ ngoại hối, tăng 20% trong 10 năm qua.
Bị tác động bởi biến động thị trường toàn cầu, đồng nội tệ của ba nước kể trên đã mất giá khoảng 5% so với đồng USD kể từ cuối năm ngoái. Hơn nữa, ba nước còn chịu ảnh hưởng bởi việc bán tháo trên thị trường chứng khoán và trái phiếu. Cả ba nền kinh tế lớn của Đông Nam Á này hiện đang đối mặt với việc mất vốn.
Theo trung tâm nghiên cứu của ngân hàng Kasikorn Thái Lan, ước tính thiệt hại về kinh tế của Thái Lan sẽ lên tới 12,58 tỷ USD nếu dịch COVID-19 còn kéo dài tới tháng Chín năm nay.
Hiện tại, các nước đang phải nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của kinh tế. Thái Lan đã giới thiệu các gói vay lãi suất thấp và hoãn trả thuế thu nhập cho ngành du lịch. Singapore đã chi hơn 500 triệu USD trong ngân sách dự thảo cho năm tài khóa này để chống dịch. Nước này cũng sẽ tài trợ tài chính cho du lịch, bán lẻ và một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch.
Khách du lịch nước ngoài là một nguồn thu ngoại tệ lớn và thúc đẩy các nền kinh tế. Điển hình như Campuchia chiếm 18% GDP và Thái Lan là gần 20%, mức trung bình của các thành viên ASEAN khác là 5%, vẫn cao hơn rất nhiều so với các nước hàng đầu châu Á như Nhật và Hàn Quốc. Sự bùng nổ của dịch bệnh có thể sẽ khiến một số nước Đông Nam Á phải sửa đổi chiến lược tăng trưởng của họ để giảm bớt sự phụ thuộc vào du lịch, ngành vốn được đẩy mạnh trong nhiều năm vừa qua./.
- Từ khóa :
- covid 19
- sars cov 2
- du lịch
- đông nam á
- thâm hụt ngân sách
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: G20 cam kết bơm 5.000 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu
12:30' - 27/03/2020
Trong một thông báo chung sau cuộc họp, các nước G20 sẽ bơm hơn 5.000 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.
-
Ngân hàng
Singapore công bố gói hỗ trợ tài chính thứ hai đối phó với dịch COVID-19
19:15' - 26/03/2020
Ngày 26/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat đã công bố gói ngân sách bổ sung thứ hai, gọi là gói Ngân sách Phục hồi, nhằm đối phó với tác động của dịch COVID-19.
-
Ý kiến
BoT dự báo kinh tế Thái Lan sẽ giảm 5,3% trong năm nay
10:48' - 26/03/2020
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) ngày 25/3 dự báo nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này sẽ sụt giảm 5,3% trong năm nay, do tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia kéo dài lệnh phong tỏa đến giữa tháng 4
15:06' - 25/03/2020
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã gia hạn lệnh phong tỏa thêm 2 tuần đến ngày 14/4 trong bối cảnh các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tân Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức
00:36'
Bà Kamala Harris đã tuyên thệ nhậm chức trở thành tân Phó Tổng thống Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Joe Biden tuyên thệ nhận chức, trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ
00:28'
Trưa 20/1 theo giờ địa phương, tại Đồi Capitol, ông Joe Biden đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D.Trump rời thủ đô Washington trước lễ nhậm chức
22:06' - 20/01/2021
Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên chuyên cơ Không lực 1 để rời thủ đô Washington khoảng 3 tiếng trước lễ nhậm chức của người kế nhiệm Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đắc cử J.Biden tham dự lễ diễu hành tại thủ đô Washington
22:05' - 20/01/2021
Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden đã tham dự lễ diễu hành tại nhà thờ lớn St Matthew's ở thủ đô Washington, cùng với các lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đăng ký vaccine COVID-19 Sputnik V tại EU
20:39' - 20/01/2021
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã nộp đơn đăng ký xin lưu hành vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) và dự kiến sẽ được xem xét vào tháng sau.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ Mỹ phê chuẩn trên 5 tỷ USD các khoản vay theo PPP
19:08' - 20/01/2021
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Mỹ (SBA) đã phê chuẩn trên 5 tỷ USD các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ trong tuần đầu tiên thực hiện trở lại Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) theo gói kích thích mới.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ sớm nộp đơn gia nhập khu vực thương mại năng động nhất thế giới
17:53' - 20/01/2021
Ngày 20/1, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cho biết nước này sẽ sớm nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Thủ đô Bắc Kinh phải phong tỏa một quận 1,6 triệu dân
17:34' - 20/01/2021
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày 20/1 đã áp đặt phong tỏa một quận ở thành phố này sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Australia đánh giá ý nghĩa của Đại hội Đảng XIII đối với tương lai Việt Nam
16:46' - 20/01/2021
Trong bài viết trên trang Thayer Consultancy, Giáo sư Carl Thayer thuộc ĐH New South Wales (Australia) đề cập tới ý nghĩa của Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tương lai Việt Nam.