Nước Mỹ 100 ngày “trăng mật” cùng Tổng thống Donald Trump
Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2016, các phóng viên TTXVN có dịp phỏng vấn khá nhiều người dân Mỹ và không ít người đã khóc. Những người này nói rằng họ cần một sự thay đổi bởi 8 năm qua nợ ngân hàng ngày càng tăng, thu nhập thì giảm và đó không phải là nước Mỹ mà họ mong đợi.
Tổng thống Trump đã giành chiến thắng, trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng bởi ông đã biết cách thắp lên hy vọng về sự đổi thay cho người dân Mỹ và cho nước Mỹ.
Ngay sau khi tiếp quản “ghế nóng” vào ngày 20/1, vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm biến khẩu hiệu tranh cử “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” thành hiện thực, trong đó bao gồm không ít nỗ lực đổi mới một cách toàn diện bộ mặt của nền kinh tế số 1 thế giới.
Nhìn lại chặng đường 100 ngày đầu cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, có thể đánh giá, kinh tế Mỹ là một bức tranh với hai gam màu sáng-tối đan xen.
Tín hiệu khởi sắc đầu tiên đó là những thông tin vui từ thị trường lao động và việc làm. Trong 4 tháng đầu năm 2017, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm đáng kể và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5% xuống 4,5%.
Hơn 530.000 việc làm mới đã được tạo ra, một con số ấn tượng hơn nhiều so với giai đoạn 100 ngày “trăng mật” đầu tiên của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Điều đáng nói là số việc làm mới tại các khu vực kinh tế trọng điểm như chế tạo, sản xuất và dịch vụ đều tăng trong vòng 3 tháng qua.
Tỷ lệ lạm phát tăng lên 1,8%, khá gần với mức mục tiêu 2%. Trong khi giá nhiên liệu thấp và tăng trưởng tiền lương leo dốc sau nhiều năm trì trệ. Doanh thu của các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất ô tô và chế tạo cũng tăng nhẹ.
Báo cáo tháng 4/2017 của tổ chức MarketWatch cho thấy doanh thu bán nhà đất và xây dựng cơ bản ngày càng tăng. Theo MarketWatch, số liệu này chứng tỏ giới đầu tư ngày càng đặt nhiều niềm tin vào các chính sách kinh tế của chính phủ mới.
Đó là cơ sở dẫn tới việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất cơ bản hồi trung tuần tháng 3.
Sự kiện Tổng thống Trump công bố gói chính sách thuế mới, theo đó thực hiện những quyết định giảm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân lớn chưa từng có trong lịch sử, hứa hẹn tạo ra cú huých cực lớn đối với nền kinh tế Mỹ.
Giới chuyên gia kinh tế đánh giá gói chính sách thuế mới là liều thuốc kích thích thật sự đối với các doanh nghiệp và viễn cảnh những “người khổng lồ” như Apple, General Motor hay Intel đưa hoạt động sản xuất trở lại trong nước là hoàn toàn khả thi.
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Trump tuyên bố “một nền kinh tế hùng mạnh là nền kinh tế tự chủ về năng lượng” và ông đã có bước đi đầu tiên nhằm biến khẩu hiệu này thành hiện thực bằng việc ký ban hành sắc lệnh hành chính dỡ bỏ những hạn chế đối với khu vực năng lượng của Mỹ, đồng thời ký ban hành các dự luật nhằm triển khai dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL và Dakota Access.
Động thái này không chỉ đảo ngược các qui định được áp đặt dưới thời Tổng thống Obama, mà quan trọng hơn, nó cởi trói cho ngành khai thác dầu khí Mỹ vốn “ngủ Đông” hàng thập kỷ qua. Thị trường tài chính Phố Uôn cũng đón nhận những tín hiệu lạc quan không kém.
Theo “Nhật báo Phố Uôn”, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Trump có bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 1/3, các chỉ số công nghiệp Dow Jones, S&P500 và Nasdaq đã đua nhau tăng điểm.
Chỉ số Dow Jones lần đầu vượt mốc 21.000 điểm; S&P500 tăng 1,5%, có thời điểm vượt 2.400 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq đã ghi nhận một kỷ lục cao bất ngờ: vượt ngưỡng 6.000 điểm, mức cao nhất mọi thời đại.
Bên cạnh đó, báo cáo mới nhất do tổ chức nghiên cứu Conference Board công bố cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ hồi tháng 3/2017 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 16 năm qua.
Tuy nhiên, bất chấp những thành công đó, về tổng thể kinh tế Mỹ vẫn là bức tranh với khá nhiều gam màu tối sau 100 ngày dưới sự chèo lái của Tổng thống Trump.
Trong báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GPD) trong Quí 1/2017 chỉ ở mức rất rất khiêm tốn là 0,7%.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng quí thấp nhất tại Mỹ kể từ tháng 1/2014. Dù còn khá sớm, song có thể dự báo mục tiêu tăng trưởng 4% mà ông Trump đề ra lúc mới tiếp quản Nhà Trắng là điều gần như bất khả thi, kể cả khi “cuộc cách mạng thuế” bắt đầu phát huy hiệu quả.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang cũng chỉ đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP vừa phải là 2% trong trung vài dài hạn.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ - được coi là thước đo về niềm tin của người tiêu dùng – sụt giảm trong tháng 2 và tháng 3/2017. Chi tiêu tiêu dùng, động cơ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, vẫn chưa cho thấy bất kỳ tín hiệu khởi sắc nào.
Một trong những chướng ngại vật nữa cản trở Chính quyền Tổng thống Trump đưa nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhảy vọt đó là việc đồng USD liên tục tăng giá kể từ đầu năm tới nay. Đ ồng USD mạnh lên sẽ tác động đến xuất khẩu và ảnh hưởng bất lợi tới cam kết của Tổng thống Trump cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế thấp cùng các số liệu kinh tế ảm đạm khác sau 100 ngày đầu lãnh đạo nước Mỹ của ông Trump như là gáo nước lạnh làm nguội đi hy vọng của thị trường và giới đầu tư về một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, với quan điểm “Nước Mỹ trên hết”, ông Trump đang có những quyết định củng cố các giá trị và lợi ích Mỹ trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này là không ít đối tác thương mại của Washington lo ngại Tổng thống Trump sẽ chủ trương bảo hộ thương mại.
Chuyên gia kinh tế Dana Blanton nhận định cử tri không nên quá kỳ vọng Tổng thống Trump, một tỷ phú thành công trên thương trường trước khi bước vào Nhà Trắng, sẽ ngay lập tức thổi luồng sinh khí mới và đưa kinh tế Mỹ nhảy vọt.
Hơn 3 tháng là khoảng thời gian quá ngắn để đánh giá vị “thuyền trưởng mới” của nước Mỹ, và tất nhiên ông chưa có đủ thời gian để đưa nền kinh tế số 1 thế giới vĩ đại trở lại. Kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu chuyển mình, song về cơ bản chưa có đột phá nào sau 100 ngày đầu cầm quyền của Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất mà Tổng thống Trump mang lại đó chính là tâm lý lạc quan của người dân Mỹ vào tương lai của nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể. Và đây có lẽ chính là lý do mà cử tri Mỹ đã đặt niềm tin và trao cho ông Donald Trump chiếc ghế chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump kêu gọi trừng phạt cứng rắn với Triều tiên sau vụ phóng tên lửa
12:19' - 14/05/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/5 đã kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ phóng tên lửa rạng sáng cùng ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump muốn đàm phán lại FTA với Hàn Quốc
15:33' - 12/05/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng phê phán thỏa thuận thương mại (FTA) với Hàn Quốc
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh lập ủy ban cố vấn về bầu cử
11:30' - 12/05/2017
Tổng thống Donald Trump ngày 11/5 đã ký sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy ban cố vấn về liêm chính bầu cử, đơn vị có chức năng điều tra các hành vi gian lận và cản trở bầu cử tại quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.