Nước Mỹ trong cơn biến động
"Phương pháp của (Donald) Trump làm đất nước bị đóng cửa" và "(James) Mattis ra đi gây rúng động NATO" là 2 tít bài lớn của tờ Le Monde. Tờ Les Echos có thêm bài "Donald Trump cô đơn hơn bao giờ hết".
Tờ Le Monde một lần nữa nhấn mạnh thái độ khó hiểu của chủ nhân Nhà Trắng với những phân tích: thứ nhất là “ương ngạnh”, muốn xây bức tường biên giới; thứ hai là thay đổi quan điểm như chong chóng mà không hề tham khảo ý kiến ban lãnh đạo đảng Cộng hòa. Hệ quả đầu tiên về đối nội là khiến guồng máy chính phủ liên bang bị tê liệt.Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/12/2018 tuyên bố Chính phủ liên bang sẽ đóng cửa một phần tới khi yêu cầu của ông về việc cấp tiền cho dự án xây dựng bức tường biên giới Mỹ-Mexico được đáp ứng. Phát biểu sau một hội nghị qua truyền hình với các binh sĩ Mỹ đồn trú ở nước ngoài, Tổng thống Trump nêu rõ: "Tôi không thể nói khi nào Chính phủ sẽ mở cửa trở lại. Tôi chỉ có thể nói rằng Chính phủ sẽ không mở cửa trở lại cho tới khi chúng ta có một bức tường, một hàng rào hay bất kỳ từ gì mà họ muốn dùng để gọi điều đó... Đó là rào cản ngăn chặn dòng người và thuốc phiện đổ vào nước (Mỹ). Nếu không có (bức tường), chúng ta sẽ không mở cửa (chính phủ)". Chính phủ Mỹ đã đóng cửa một phần ngày 22/12/2018. Hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy những nỗ lực rõ ràng để mở cửa trở lại các cơ quan bị đóng, bắt nguồn từ thế bế tắc chính trị liên quan tới yêu cầu của ông Trump về việc cấp tiền cho dự án xây bức tường biên giới.Về đối ngoại, nước Mỹ mất uy tín với đồng minh và tạo ra những hệ quả khó lường cho cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo và cho an ninh tại châu Âu, nằm sát sườn với Trung Đông. Phải chăng ông Donald Trump muốn một mình quyết định chính sách đối ngoại của Mỹ? Vậy chiến lược của Tổng thống Mỹ như thế nào và hệ quả ra sao? Trả lời phỏng vấn của tờ Les Echos, chuyên gia Mỹ về quan hệ quốc tế James Lindsay nói: "Donald Trump muốn tự định đoạt chính sách ngoại giao. Quan điểm của Tổng thống Mỹ rất đơn giản: từ nhiều năm nay, ông Trump cho rằng Mỹ không nên can dự vào tình hình Trung Đông. Trong 23 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Trump đã để cho đội ngũ cố vấn duy trì các chiến dịch quân sự chống khủng bố. Giờ đây, ông Trump ngưng tất cả và tuyên bố chiến thắng, để rồi sau đó ông giải thích rằng 'để cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đối phó với các lực lượng thánh chiến'. Vấn đề là chiến lược này không được ông Trump đưa ra thảo luận, cân nhắc lợi hại với các chuyên gia an ninh Mỹ, đồng thời ông Trump cũng không báo trước chiến lược này cho các đồng minh".Cũng theo phân tích của chuyên gia James Lindsay, sở dĩ Tổng thống Trump làm như vậy là bởi quan niệm về quan hệ quốc tế của ông rất đơn giản: không thắng thì không tiếp tục chiến tranh, còn đồng minh thực ra là kẻ thù chứ không phải là bạn. Theo suy nghĩ của ông Trump, các đồng minh của Washington chỉ là những người lợi dụng "ô dù an ninh" của Mỹ, các hiệp định thương mại quốc tế để trục lợi, cướp đoạt công ăn việc làm của người lao động Mỹ. Khi lên cầm quyền, ông Trump nhanh chóng “bịt miệng” các chuyên gia. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis là nhân vật "cương nghị" cuối cùng phải ra đi. Hệ quả là từ nay về sau, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không tìm cách chứng minh với ông Trump xem nước nào là đồng minh xứng đáng của Mỹ. Trái lại, các đồng minh sẽ được “giúp đỡ” để thi hành chính sách mà ông Trump lựa chọn.Việc Israel và các vương quốc vùng Vịnh lo ngại là hoàn toàn có cơ sở bởi họ không biết những cam kết của ông Trump có giá trị đến đâu? Châu Âu cũng phải thận trọng trước những phê phán của ông Trump về thuế hải quan, về gánh nặng trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Có thể nói về đối ngoại, ông Trump đã gây ra một tình trạng bất trắc khó lường. Còn về đối nội, mục tiêu của Tổng thống Trump là gì? Câu trả lời có thể tìm thấy trên tờ Liberation với bài viết: "Tái tranh cử năm 2020, 'được ăn cả, ngã về không'". Cuộc đua giành vé ra tranh cử tổng thống của phe Dân chủ cũng đã mở màn và có nhiều xác suất ông Trump sẽ gặp một đối thủ Dân chủ "đồng ký, đồng cân". Điều này cho phép đưa ra dự đoán rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ là trận đọ sức giữa hai phe cử tri cuồng nhiệt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm giải pháp chấm dứt tình trạng "đóng cửa" chính phủ
10:21' - 02/01/2019
Theo truyền thông Mỹ, ông Trump đã mời một số nhân vật tham dự cuộc họp tại Nhà Trắng, nhưng hiện chưa rõ ai sẽ tham dự và liệu có nghị sĩ đảng Dân chủ nào tham dự hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Fed - Nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ tụt dốc?
05:30' - 02/01/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump đả kích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và gọi cơ quan này là ‘vấn đề duy nhất’ đối với kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đóng cửa lần thứ ba trong năm 2018
11:53' - 31/12/2018
Chính phủ liên bang Mỹ chính thức ngừng hoạt động một phần lần thứ ba trong năm 2018, khi Quốc hội nước này không thể thông qua một dự luật chi tiêu trước hạn chót là ngày 21/12/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "dọa" cắt viện trợ cho các nước Trung Mỹ
10:08' - 29/12/2018
Tháng 10 năm nay, Tổng thống Trump cũng từng đưa ra lời cảnh báo tương tự, khi tuyên bố sẽ cắt viện trợ cho Tam giác Bắc của Trung Mỹ. Tuy nhiên sau đó, ông vẫn chưa thực thi hành động cụ thể nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.