Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam: Bài 2 - Sớm hoàn thiện chính sách quản lý
Do vậy, Việt Nam đang từng bước giảm dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm nhựa. Cần xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc.
* Thiếu những công trình nghiên cứu tác động của vi nhựa Theo số liệu của Liên hợp quốc, quản lý nhựa trên toàn cầu vẫn ở mức kém khi chỉ có 9% được tái chế, 12% được đốt và gần 70% chôn lấp hoặc thải bỏ. Các nhà khoa học cho rằng, trước những tác hại mà nhựa đem lại cho môi trường, con người cần phải hành động để thay đổi. Thực tế, có rất ít công trình khoa học nghiên cứu sâu về tác động của các loại hạt vi nhựa đến sức khỏe lâu dài của con người và động vật. Một số nghiên cứu đã xác định sự phân bố và hàm lượng vi nhựa trong các mẫu trầm tích và môi trường nước nhưng chưa đánh giá tổng thể về nguồn phát sinh (từ các sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm, hoạt động giặt là, dệt may, giao thông...) và thực trạng vi nhựa trong môi trường (đất, nước, không khí...). Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, sông Sài Gòn mật độ vi nhựa dạng sợi tại mỗi điểm từ 172.000 sợi vi nhựa/m3 nước đến 519.000 sợi vi nhựa/m3 nước; dạng mảnh từ 10 sợi vi nhựa/m3 nước đến 223 sợi vi nhựa/m3 nước. Trầm tích bãi triều huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa có hàm lượng hạt vi nhựa từ 0.02 - 0.0798g/kg với giá trị trung bình 0.0229 - 0.0089 g/kg, tương ứng với 2532 - 6875 mảnh vi nhựa/kg trầm tích.Ở vùng biển Tiền Giang, Cần Giờ và Bà Rịa-Vũng Tàu, mật độ vi nhựa dao động từ 0.04 - 0.82 sợi vi nhựa/m3 nước biển, thấp nhất ở vùng Cần Giờ và cao nhất ở vùng Tiền Giang. Thực tế, có ít tài liệu, báo cáo rà soát các văn bản, chính sách kiểm soát ô nhiễm vi nhựa đã được ban hành nhưng chưa được cập nhật đầy đủ.
Ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết: Theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã đặt ra một loạt các mục tiêu để giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa, bao gồm cắt giảm một nửa lượng chất thải nhựa trong môi trường biển vào năm 2025; giảm thiểu 75% lượng chất thải nhựa trên biển vào năm 2030; loại bỏ hoàn toàn đồ nhựa sử dụng một lần và túi ni-lon khó phân hủy tại các điểm du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển vào năm 2030. Theo đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa. Tuy nhiên, hiện, vẫn chưa có quy định về giảm chất thải từ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần; việc tái chế chất thải nhựa chưa được triển khai một cách chính thức. Bên cạnh đó, còn tồn tại khoảng trống trong tri thức, hiểu biết và chính sách pháp luật về quản lý ô nhiễm vi nhựa từ các nguồn sơ cấp. Ngoài ra, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni-lon và việc thu hồi các sản phẩm trong danh mục theo Quyết định số 16/QĐ-TTg chưa được triển khai; chưa có quy định về vi nhựa trong xử lý nước thải, quản lý chất lượng không khí. * Hoàn thiện chính sách pháp luật để quản lý nhựa Để quản lý ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam một cách hiệu quả, theo ông Nguyễn Trung Thắng, Việt Nam cần xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 về quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa; đưa nội dung về quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa vào các quy định của Luật Tài nguyên Môi trường biển, hải đảo sửa đổi, các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành; lồng ghép nội dung về phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa trong các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng nhằm giảm thiểu việc thải bỏ chất thải nhựa, vi nhựa vào môi trường. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong quản lý chất thải nhựa, vi nhựa và sản xuất các nguyên liệu nhựa sinh học, sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý nhựa và vi nhựa; tăng cường thực thi, tuân thủ chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa và vi nhựa thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. Ông Trương Trần Nguyễn Sang, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc giám sát quốc gia về vi nhựa trong không khí là cần thiết để hiểu mức độ lắng đọng khác nhau ở các khu vực khác nhau và hậu quả tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người. Cảnh báo người dân địa phương về sự hiện diện của vi nhựa trong khí quyển và rủi ro tiềm ẩn. Chính sách giảm thiểu khối lượng chất thải nhựa và khuyến khích sử dụng các giải pháp thân thiện với môi trường hơn trong xử lý chất thải. Do đó, việc giảm thiểu chất thải nhựa và hạn chế sử dụng các đồ nhựa, đặc biệt là đồ dùng một lần hoặc thay thế đồ nhựa vật liệu trong cuộc sống hàng ngày là giải pháp ưu tiên. Còn theo ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), để giảm thiểu, chống ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam, tháng 6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào nói không với rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc. Tất cả các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch, hành động giảm thiểu rác thải nhựa, đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần và chất hữu cơ khó phân hủy.Do vậy, thời gian tới, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất túi ni-lon và đồ nhựa dùng một lần; đầu tư phát triển công nghệ tái chế, xử lý rác thải nhựa độc hại từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông cho cán bộ môi trường các bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong chống rác thải nhựa. Giải pháp đột phá vẫn là thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong sinh hoạt của người dân; thay đổi hành vi sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa, xả thải gây ô nhiễm môi trường./.Xem thêm:
>>Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam: Bài 1- Mức độ ô nhiễm đáng báo động
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam: Bài 1- Mức độ ô nhiễm đáng báo động
12:38' - 02/05/2021
Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghệ An: Tình trạng ô nhiễm ở bãi rác Quỳ Hợp vẫn chưa được giải quyết
11:26' - 20/04/2021
Bãi rác thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nằm sát Quốc lộ 48C, được xây dựng từ hàng chục năm trước, là nơi tập kết rác thải tập trung duy nhất của thị trấn.
-
Kinh tế tổng hợp
Thủ đô Bắc Kinh chìm trong cát bụi ô nhiễm
18:37' - 15/04/2021
Chiều 15/4, bầu trời Bắc Kinh chuyển sắc vàng trong khi mức độ ô nhiễm cũng tăng lên các mốc nguy hiểm khi một đám mây cát và bụi khổng lồ tràn vào thành phố.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Hôm nay, Bắc Bộ có 9 điểm không khí ô nhiễm nặng
08:57' - 04/04/2021
Chủ nhật (4/4), trên bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí của ứng dụng PAM Air, có 9 điểm không khí ô nhiễm nặng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09'
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.