PBoC cam kết bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cam kết sẽ bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường nhà ở và bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng, sau khi chính quyền Thâm Quyến bắt đầu điều tra đơn vị quản lý tài sản của tập đoàn bất động sản China Evergrande.
Trước đó, trong một bức thư gửi cho các nhà đầu tư, Cục Quản lý Tài chính Thâm Quyến cho biết các bộ phận liên quan của chính quyền địa phương đã thu thập ý kiến của công chúng về công ty quản lý tài sản Evergrande Wealth, đồng thời sẽ mở một cuộc điều tra kỹ lưỡng về các vấn đề của công ty này. Cục Quản lý Tài chính Thâm Quyến cũng thúc giục China Evergrande và Evergrande Wealth có các động thái để trả nợ cho các nhà đầu tư. Theo các nguồn tin, bức thư trên được gửi đi sau khi các nhà đầu tư yêu cầu giới chức địa phương mở một cuộc điều tra về hoạt động của Evergrande Wealth. Trong thông báo đăng trên trang web của mình ngày 27/9, PBoC không đề cập cụ thể đến Evergrande mà chỉ đề cập một chút về thị trường nhà ở, cùng với lời hứa sẽ thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, có mục tiêu và phù hợp. Nhưng vào một thời điểm tế nhị đối với nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, cam kết "bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trên thị trường nhà ở" của PBoC có thể là gợi ý về khả năng ngân hàng trung ương này sẽ có một phản ứng cụ thể. Đây là điều thị trường đang hy vọng sẽ thành hiện thực. Ông Sheldon Chan, người quản lý chiến lược trái phiếu tín dụng châu Á của công ty quản lý đầu tư T. Rowe Price, nhận định bất kỳ tác động nào đến hệ thống ngân hàng Trung Quốc đều có thể kiểm soát được. Thay vào đó, Chính phủ nước này sẽ tập trung vào các ảnh hưởng xã hội từ số nhà ở chưa hoàn thiện của Evergrande. Chuyên gia này cũng cho rằng các nhà cung cấp và các trái chủ trong nước của Evergrande cũng sẽ được ưu tiên hơn những chủ sở hữu trái phiếu bằng đồng USD. Phiên 27/9, cổ phiếu của Evergrande đã tăng 8% lên 2,55 HKD/cổ phiếu, dù mức này không cao hơn nhiều so với mức thấp nhất thập kỷ ghi nhận hồi tuần trước là 2,06 HKD/cổ phiếu. Giờ đây, trọng tâm thị trường chuyển sang việc liệu Evergrande có thanh toán được khoản trả lãi trái phiếu trị giá 47,5 triệu USD đến hạn vào ngày 29/9 này hay không.Loại trái phiếu này sẽ vỡ nợ nếu Evergrande không thanh toán tiền lãi trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm thanh toán theo lịch trình. Hiện các thị trường không đặt nhiều hy vọng vào khả năng tập đoàn này sẽ thanh toán đúng hạn.
Một điều khác cũng thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường là Chính phủ Trung Quốc có thể kiềm chế thiệt hại kinh tế nếu Evergrande sụp đổ hay không.Với khoản nợ 305 tỷ USD, Evergrande đã làm dấy lên lo ngại rằng các vấn đề của họ có thể “lây lan” trong hệ thống tài chính của Trung Quốc, rồi tác động tới thị trường thế giới.
Nỗi lo này hiện đã giảm bớt phần nào khi thiệt hại cho đến nay vẫn tập trung trong lĩnh vực bất động sản./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Evergrande bán tháo 1,5 tỷ USD cổ phần để trả nợ
17:38' - 29/09/2021
Evergrande sẽ bán cổ phần trị giá 1,5 tỷ USD của một ngân hàng nhằm huy động vốn để thanh toán các khoản lãi trái phiếu đến hạn phải trả.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc: Liệu khủng hoảng điện có là "cú sốc" kinh tế sau Evergrande?
06:30' - 29/09/2021
Trung Quốc có nguy cơ thiếu hụt than và khí đốt trầm trọng trong mùa Đông này. Cú sốc về nguồn cung điện có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế lớn nhất châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
ADB: Trung Quốc đủ lực để ngăn khủng hoảng tài chính toàn cầu do vụ Evergrande
20:08' - 28/09/2021
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) không cho rằng một tập đoàn đơn lẻ có thể gây ra một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng nổ ra sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers (Mỹ).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh tế 6 tháng: Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40'
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10'
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.