Trung Quốc: Liệu khủng hoảng điện có là "cú sốc" kinh tế sau Evergrande?
Chính phủ Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát lượng tiêu thụ điện, trong bối cảnh nhu cầu dùng điện, giá than và khí đốt tăng vọt. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để giảm lượng khí thải.
Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc là lĩnh vực đầu tiên bị tác động mạnh với biện pháp hạn chế tiêu thụ điện này. Hàng loạt nhà máy lớn, từ các nhà máy luyện nhôm đến các nhà máy dệt, nhà máy chế biến đậu tương đều bị hạn chế hoạt động hoặc thậm chí phải đóng cửa tạm thời.* Nguồn cung thắt chặtCuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng nghiêm trọng ở Trung Quốc cũng phản ánh thực tế là nguồn cung điện trên toàn cầu đang cực kỳ eo hẹp. Giá than nhiệt dùng để sản xuất điện đang tăng lên gần mức cao kỷ lục, do nguồn cung ngắn hạn bị gián đoạn và thiếu đầu tư trong dài hạn. Trong khi nhu cầu đang tăng mạnh, nguồn cung than toàn cầu lại đang thắt chặt. Những gián đoạn trong ngắn hạn đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu cung trong năm nay và doanh nghiệp có rất ít động lực để tăng đầu tư vào các dự án than mới do các chính sách công khuyến khích giảm dần sử dụng than để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên.Tại Trung Quốc, sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện của hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho sản xuất điện lại giảm.Mặt khác, cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc một phần là do những biện pháp mạnh mẽ nhằm cắt giảm khí thải của nước này. Thế vận hội mùa Đông 2022 sẽ được tổ chức vào tháng Hai năm sau, và Trung Quốc đang nỗ lực chứng tỏ với cộng đồng quốc tế rằng nước này rất nghiêm túc trong nỗ lực xanh hóa nền kinh tế.Trung Quốc đang thiếu hụt than và khí đốt trầm trọng, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện của các nhà máy điện. Có khả năng nước này sẽ phải cắt điện luân phiên trong những tháng mùa Đông, trong bối cảnh giá nhiên liệu vẫn duy trì xu hướng tăng mạnh từ đầu năm nay.Giá than nhiệt tại thị trường Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần trong tháng Chín, liên tục phá kỷ lục mới. Trung Quốc đã hạn chế hoạt động khai thác than trong nước do lo ngại về vấn đề an toàn và ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, nước này vẫn tiếp tục cấm nhập khẩu than từ Australia. Giữa bối cảnh này, giá khí đốt tự nhiên trên thế giới, từ châu Âu đến châu Á, cũng tăng vọt do các nước đang chạy đua trả giá cao hơn để bù đắp nguồn cung đang cạn kiệt nhanh chóng.Chuyên gia Zeng Hao của công ty tư vấn Shanxi Jinzheng Energy cho biết, trong những đợt cao điểm tiêu thụ điện vào mùa Đông ở Trung Quốc trước đây, nhiều người đã dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel để thay thế khi nguồn cung điện thiếu hụt. Năm nay tình hình có thể trầm trọng hơn do Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp làm hạn chế khả năng tăng sản lượng điện.* Tác động đối với nền kinh tế
Gần một nửa trong số 23 tỉnh của Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu tiết kiệm điện và đối mặt với áp lực cắt giảm lượng tiêu thụ điện. Trong số đó, những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - ba trung tâm công nghiệp chiếm gần 1/3 nền kinh tế Trung Quốc.Công ty sản xuất nhôm Yunnan Aluminum, một trong những nhà cung cấp nhôm lớn nhất tại Trung Quốc, đã phải giảm sản lượng. Ở Thiên Tân, nhiều nhà máy chế biến đậu tương thành dầu ăn và thức ăn chăn nuôi cũng đã buộc phải đóng cửa.Theo Nikkei, ngày 26/9, một số nhà máy của các nhà cung cấp cho hãng công nghệ Apple và hãng sản xuất xe điện Tesla đã phải ngừng sản xuất. Tuy vậy, các nhà máy của nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng Foxconn (thường cung cấp cho Apple) tại Quán Lan, Long Hoa, Thái Nguyên và đặc biệt là ở Trịnh Châu - khu phức hợp sản xuất iPhone lớn nhất thế giới - vẫn không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế tiêu thụ điện.Tại tỉnh Giang Tô, hầu hết các nhà máy thép đã đóng cửa và một số thành phố phải tắt đèn đường. Ở tỉnh Chiết Giang gần đó, khoảng 160 công ty sử dụng nhiều điện, bao gồm các xưởng dệt may, cũng phải đóng cửa. Trong khi ở Liêu Ninh, tỉnh nằm ở phía Bắc Trung Quốc, 14 thành phố đã được lệnh cắt điện khẩn cấp mà nguyên nhân một phần là do giá than tăng cao.Một số doanh nghiệp nhỏ cũng thông báo với sàn giao dịch chứng khoán về việc giới chức yêu cầu họ hạn chế sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động. Việc này có thể dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng từ dệt may đến linh kiện điện tử, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và lợi nhuận của một loạt công ty đa quốc gia.Theo nhà phân tích Ting Lu của ngân hàng Nomura, biện pháp hạn chế tiêu thụ điện của Trung Quốc sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, các nước trên thế giới sẽ nhanh chóng nhận thấy sự thiếu hụt nguồn cung hàng dệt may, đồ chơi và các linh kiện máy móc.Thêm vào đó, các biện pháp mới nhất có thể trở thành mối đe dọa đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh Trung Quốc hiện đang đối mặt với nhiều áp lực trong quá trình phục hồi sau đại dịch.Chuyên gia Ting Lu nhận định, khi mọi sự chú ý đang tập trung vào cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande và các biện pháp quản lý của Trung Quốc đối với lĩnh vực bất động sản, một cú sốc về nguồn cung điện có thể bị xem nhẹ hoặc bỏ qua.Nỗ lực hạn chế tiêu thụ điện đặt ra câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách, đó là làm thế nào để theo đuổi các mục tiêu về khí hậu mà không gây tổn hại đến nền kinh tế vẫn đang ở trạng thái bị tổn thương. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 là trên 6% sau khi đạt 12,7% trong sáu tháng đầu năm. Chuyên gia Larry Hu, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại tập đoàn Macquarie, nhận xét rằng các nhà hoạch định chính sách dường như sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm nay để đạt được mục tiêu giảm phát thải. Mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 6% có thể dễ dàng đạt được, nhưng mục tiêu giảm phát thải thì còn khó khăn do tăng trưởng quá mạnh trong nửa đầu năm nay./.- Từ khóa :
- covdi 19
- trung quốc
- evergrande
- khí đốt
- nguồn cung điện
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Những lo ngại về “bong bóng nhà ở” Trung Quốc từ vụ Evergrande
18:33' - 28/09/2021
Các nhà phân tích đã lên tiếng cảnh báo rằng vụ sụp đổ của Evergrande – nếu thực sự xảy ra - có thể đe dọa tới “bong bóng bất động sản” vốn phình to trong hơn hai thập kỷ tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống 7,8%
14:45' - 28/09/2021
Ngân hàng Goldman Sachs vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 từ 8,2% xuống 7,8%, do tình trạng thiếu năng lượng và sản lượng công nghiệp giảm mạnh gây ra "áp lực giảm đáng kể".
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cam kết bảo vệ thị trường bất động sản
10:20' - 28/09/2021
Theo Hãng tin Kyodo (Nhật Bản), ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) đã cam kết bảo vệ định hướng phát triển bền vững thị trường bất động sản nước này.
-
Chuyển động DN
Một số nhà cung cấp của Apple, Tesla phải tạm ngừng sản xuất tại Trung Quốc
21:53' - 27/09/2021
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay, một số nhà cung cấp của Apple Inc và Tesla Inc đã tạm ngừng sản xuất tại một số nhà máy Trung Quốc trong vài ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc giám sát chặt việc sử dụng tài chính của Evergrande
19:07' - 26/09/2021
Một số chính quyền địa phương của nước này đã bắt đầu thiết lập các tài khoản giám hộ đặc biệt để khoanh vùng chi tiêu đối với các dự án bất động sản của “gã khổng lồ” nhà đất Evergrande.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.