PEMNA: Chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính công
Ngày 22/5 tại tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị toàn thể Mạng lưới quản lý chi tiêu công tại châu Á (PEMNA) năm 2019. Đây là Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới và là Hội nghị đầu tiên do Bộ Tài chính Việt Nam đăng cai tổ chức, với chủ đề “Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bao trùm, không bỏ lại ai ở phía sau. Đây là chủ đề bao trùm, chiến lược hướng tới nền tảng quốc gia Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, sau khủng hoảng kinh tế những năm 2007- 2008, trong khoảng 10 năm đa số các nền tài chính các quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực đều tăng nợ, tăng bội chi từ 2,2 - 5,5%; thời gian gần đây giảm xuống 3,5%. Cùng với tăng bội chi, để giải quyết khủng hoảng, nợ công toàn thế giới tăng nhanh, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật. Bội chi liên tục tăng, dẫn đến nợ công trong vòng 10 năm tăng từ 32% (2005) lên 63,8% (2015) GDP là thách thức rất lớn.
Thứ trưởng nhấn mạnh, trước thách thức đó, mục tiêu quyết tâm và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam là tái cơ cấu ngân sách và nợ công để đảm bảo nền ngân sách phục vụ sự phát triển nhanh và bền vững.
Qua 3 năm thực hiện tái cơ cấu, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả như: phục hồi tỷ lệ động viên vào ngân sách, thay vì 21 - 22% GDP đã đạt mức bình quân gần 24% GDP. Cơ cấu thu chuyển dịch quan trọng, từ sản xuất, kinh doanh, thuế phí đã đạt 83% tổng thu ngân sách. Thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã không phụ thuộc vào hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên. 10 năm trước, số thu từ nguồn này chiếm 23% tổng thu; hiện chỉ còn dưới 3,5% tổng thu ngân sách.
Trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước, đã kiên định giảm bội chi từ trên 5% (quyết toán 2017) đã đạt 2,74% GDP, phấn đấu đến 2020 khoảng 3% GDP .
Với kết quả đó, Việt Nam đã giảm nợ công từ 63,8% đến nay còn 58,4% GDP nhưng xu hướng đang đi xuống vững chắc, trong tổng nợ công đã cơ cấu lại, trên 60% đối với các khoản nợ trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn nợ dài hơn, bình quân trên 12 năm, lãi suất chỉ còn 4,2 - 4,5%/năm, đây là tỷ lệ hợp lý cơ cấu lại nợ công.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn thời gian tới Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Đó là, phải hoàn thiện lại hệ thống chính sách thuế; giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách thuế với quan điểm thúc đẩy khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, để vừa huy động hợp lý vào ngân sách, nhưng vừa đảm bảo mở rộng cơ sở thuế, trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc về chống chuyển giá, phòng chống gian lận thuế...
Để giải quyết các thách thức trên, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam cần tập trung nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách minh bạch; nâng cao vai trò của kế hoạch tài chính trung hạn, vai trò quản lý ngân sách theo đầu ra. Cùng đó, Việt Nam cần xây dựng và triển khai đề án thực hiện chuẩn mực quốc tế trong khu vực công để nâng cao tính minh bạch, độ tin cậy của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Tại hội nghị, các chuyên gia cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính công giữa các nước thành viên
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) Ousman Dione nhận định, Việt Nam là quốc gia chuyển mình với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đúng hướng. Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5%, tỷ lệ nghèo Việt Nam đã giảm từ 21% năm 2010 xuống còn 9,8% trong năm 2016. Tất cả những điều này đã phản ánh các cải thiện về mặt thể chế của Chính phủ cũng như những triển vọng về tăng trương kinh tế trong dài hạn.
Ông Ousman Dione cũng chia sẻ các chủ đề của PEMNA. Theo đó, một nghiên cứu mới đây của WB cho thấy huy động thu của các nước Đông Á đang thấp so với khu vực khác, nguồn thu dựa chủ yếu vào thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt; trong khi đó, các loại thuế thực thu như thuế thu nhập cá nhân lại đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.
Theo ông Ousman Dione, đang có những thách thức mới trong huy động nguồn thu như: hệ thống thuế cần phải thích ứng để giải quyết rủi ro mới nổi về chuyển giá và chuyển lợi nhuận giữa các nước cũng như là sự bùng nổ của dịch vụ số hóa xuyên biên giới thì mới duy trì được môi trường thuế hiệu quả thân thiện đối với tăng trưởng.
Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính cho ràng, để cơ cấu lại ngân sách nhà nước đảm bảo nền tài chính an toàn yếu tố cần thiết là hoàn thiện chính sách thu minh bạch hiệu quả, mở rộng cơ sở thu, điều chỉnh ưu đãi. Cùng đó, ngành tài chính cần nâng cái hiệu quả quản lý thu, hiện đại hóa cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ bội chi xuống mức bền vững theo thông lệ quốc tế, tăng cường quản lý nợ công theo nguyên tắc thị trường
PEMNA là mạng lưới học hỏi giữa các đồng nghiệp gồm cán bộ và chuyên gia về quản lý tài chính công trong khu vực. Thành lập từ năm 2012 theo sáng kiến của Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc, với mục tiêu hỗ trợ các Chính phủ trong khu vực giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính công và nâng cao hiệu quả chi tiêu công, thông qua việc tạo ra diễn đàn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính công giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương./.
- Từ khóa :
- pmna
- bộ tài chính
- chi tiêu công
- ngân sách nhà nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều hạn chế trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
21:12' - 20/05/2019
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, qua kiểm toán chuyên đề đối với một số hoạt động quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công cho thấy còn một số hạn chế.
-
Tài chính
Bộ Tài chính sẽ xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công
13:35' - 16/05/2019
Sau 1 năm thi hành, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã tạo lập cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ trong quản lý, sử dụng tài sản công chặt chẽ và khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc với Bộ Tài chính
20:05' - 06/05/2019
Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đoàn công tác số 02 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Commonwealth Bank of Australia công bố lợi nhuận tăng vọt
07:13'
Lợi nhuận của Commonwealth Bank of Australia gia tăng chủ yếu nhờ vào sự tăng vọt trong hoạt động kinh doanh và cho vay thế chấp, lần lượt tăng 13,6% và 7,4%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lãi suất tăng mạnh gây áp lực lên nhu cầu vay thế chấp
07:38' - 10/08/2022
Xu hướng tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Canada (BoC) và khả năng suy thoái đang bắt đầu gây áp lực lên nhu cầu vay thế chấp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các chủ nợ của Ukraine sẽ bỏ phiếu về đề xuất hoãn thanh toán
08:09' - 09/08/2022
Trong tuần này, các chủ nợ của Ukraine sẽ bỏ phiếu về đề xuất của chính phủ nước này liên quan đến việc hoãn thanh toán trái phiếu quốc tế 24 tháng với hy vọng sẽ dàn xếp được khoản nợ 20 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody’s giảm xếp hạng tín dụng triển vọng của Italy
07:40' - 09/08/2022
Ngày 8/8, Cơ quan xếp hạng toàn cầu Moody's đã cắt giảm triển vọng của Italy từ "ổn định” xuống "tiêu cực", vài tuần sau khi việc Thủ tướng Mario Draghi từ chức đã làm rung chuyển chính trị nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Gã khổng lồ" ngân hàng ING của Hà Lan báo lợi nhuận sụt giảm
09:40' - 08/08/2022
"Gã khổng lồ" ngân hàng ING của Hà Lan mới đây đã báo cáo lợi nhuận ròng trong quý II/2022 giảm 20% do lạm phát tăng vọt ở Thổ Nhĩ Kỳ và những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khối lượng các đợt IPO tại Hong Kong (Trung Quốc) giảm 90%
10:01' - 07/08/2022
Khối lượng các đợt IPO tại Hong Kong giảm 90% kể từ đầu năm nay. Chỉ số Hang Seng của thị trường này giảm 14%, dẫn đầu là lĩnh vực công nghệ, với mức giảm 22,7% và lĩnh vực bất động sản, với 15%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Thái Lan sắp thử nghiệm tiền kỹ thuật số bán lẻ
15:12' - 06/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) dự kiến sẽ thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số bán lẻ của mình vào cuối năm nay và quá trình này sẽ tiếp tục đến giữa năm 2023.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cách thức an toàn đối phó với lạm phát tại Singapore
09:17' - 06/08/2022
Cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng cao hiện nay không phải là “tiêu chuẩn” mà là ngoại lệ, một số cố vấn tài chính ủng hộ người dân nên đầu tư để chống lại tỷ lệ lạm phát dài hạn ở mức khoảng 2%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ấn Độ tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp
15:46' - 05/08/2022
Ngày 5/8, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) đã tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng và đồng nội tệ suy yếu.