PGS Đại học Cambridge: Việt Nam có nền tảng phát triển trung tâm tài chính quốc tế
Đây là đánh giá của Phó Giáo sư (PGS) chuyên ngành tài chính, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, Trường quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge.
Trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TTXVN tại Vương quốc Anh, PGS Nguyễn Đăng Bằng cho biết mặc dù quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện tại chưa lớn, nhưng nếu duy trì được đà tăng trưởng tốt như hiện nay, việc hình thành một trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam là tất yếu khách quan khi quy mô nền kinh tế phát triển.
Theo PGS Nguyễn Đăng Bằng, với mục tiêu xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế không chỉ phục vụ nhu cầu về vốn và những yêu cầu tài chính của Việt Nam mà còn phục vụ thế giới, Việt Nam có những nền tảng để thực hiện mục tiêu này.
Thứ nhất, Việt Nam có nền kinh tế rất mở, hiện nay được coi là một trong 5 nền kinh tế mở nhất trên thế giới, với chỉ số giá kim ngạch xuất nhập khẩu/Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là hơn 1,5 lần. Nền kinh tế mở kéo theo giao thương tài chính mở, là cơ sở và điều kiện tốt để phát triển trung tâm tài chính quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở châu Á, giữa Đông Nam Á và Đông Á, nơi có tốc độ phát triển kinh tế lớn nhất thế giới. PGS Nguyễn Đăng Bằng cho rằng đây là thuận lợi lớn khi Việt Nam nằm ở một trung tâm năng động, với nhu cầu về tài chính và dịch vụ tài chính rất lớn và phần lớn những sản phẩm và dịch vụ của một thị trường tài chính quốc tế hiện đã có ở khu vực.
Tiếp đến, Việt Nam là một nước tương đối lớn, có hơn 100 triệu dân với dân số trẻ và có một thị trường nội địa quan trọng. Theo PGS Nguyễn Đăng Bằng, đây là nền tảng tốt và là một lợi thế so với một số trung tâm tài chính hiện nay ở khu vực, ví dụ như Singapore, trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất châu Á, một quốc gia nhỏ chỉ khoảng 6 triệu dân và diện tích tương đương đảo Phú Quốc.
Cuối cùng, Việt Nam có lợi thế địa chính trị trong khu vực để phát triển trung tâm tài chính quốc tế mà không phải quốc gia nào cũng có. PGS Nguyễn Đăng Bằng chỉ ra rằng một số quốc gia có rủi ro địa chính trị ở khu vực khó có thể thu hút các nhà đầu tư quốc tế hoặc những người sở hữu nhiều tài sản.
PGS Nguyễn Đăng Bằng lưu ý, mặc dù có những nền tảng tốt, nhưng việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam cũng có nhiều thách thức lớn. PGS Nguyễn Đăng Bằng chỉ ra những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế mà Việt Nam hiện còn thiếu hoặc còn yếu và sẽ phải đầu tư để đáp ứng những điều kiện này.
Theo PGS Nguyễn Đăng Bằng, điều kiện đầu tiên là nền tảng luật pháp điều chỉnh hoạt động của trung tâm tài chính quốc tế, một trong những nền tảng phức tạp nhất mà không nhiều nước trên thế giới làm được.
Ông cho biết một trong những tài sản lớn nhất của Anh, khiến London trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất thế giới, là hệ thống luật pháp nghìn năm tuổi của nước này, với tính ổn định rất cao đồng thời có độ mở rất cao, giúp bảo vệ mạnh mẽ, hiệu quả tài sản của nhà đầu tư và trừng phạt những vi phạm pháp luật trên thị trường tài chính quốc tế London.
Theo PGS Nguyễn Đăng Bằng, chức năng lớn nhất của cơ quan quản lý thị trường tài chính quốc tế là làm luật và thực hiện luật để điều tiết, thay vì cản trở, hoạt động của thị trường. Ông nhấn mạnh, hiện nay Việt Nam hầu như không có các chuyên gia trong lĩnh vực này và cũng chưa có kinh nghiệm để điều chỉnh vấn đề này.
Vì vậy, ngay từ bây giờ Việt Nam phải chuẩn bị nền tảng pháp lý sẵn sàng khi thị trường tài chính đi vào hoạt động. Trong giai đoạn đầu khi chưa kịp đào tạo và tổ chức thị trường, sẽ buộc phải thuê chuyên gia dù chi phí cao.
Điều kiện thứ hai là đảm bảo nguồn nhân lực tại chỗ để phục vụ hoạt động của trung tâm tài chính quốc tế. Nguồn nhân lực này phải có sức cạnh tranh toàn cầu trong ngành tài chính, gồm 3 trụ cột: tài chính; công nghệ gắn với tài chính, gồm ngành khoa học máy tính và khoa học dữ liệu và nguồn nhân lực.
PGS Nguyễn Đăng Bằng cho rằng đảm bảo nguồn nhân lực tài chính là thách thức rất lớn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức đào tạo bài bản, khoa học để đảm bảo đầu ra là những nhân sự có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Theo ông, muốn xây dựng được trung tâm tài chính quốc tế, Việt Nam ít nhất phải đạt mức như Singapore, với 3 trường đại học hàng đầu nước này đều có mặt trong danh sách 50 khoa tài chính tốt nhất thế giới, và top 8 khoa tài chính tốt nhất châu Á.
Điều kiện tiếp theo là đảm bảo hạ tầng phần cứng. PGS Nguyễn Đăng Bằng cho rằng Việt Nam đang làm nhanh, thậm chí tốt hơn nhiều nước, về phát triển hạ tầng phần cứng như đường truyền Internet, kết nối giao thông, kết nối sân bay…
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh hạ tầng phần cứng phải bao gồm trường học và bệnh viện đạt chuẩn quốc tế, bởi một trung tâm tài chính phục vụ khách hàng quốc tế phải đảm bảo tốt những hạ tầng cơ bản như y tế, giáo dục.
PGS Nguyễn Đăng Bằng cũng nhấn mạnh, muốn trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, Việt Nam phải có khả năng thu hút nhân tài thế giới. Ngoài việc có nhân sự bản địa tốt, có năng lực cạnh tranh, một trung tâm tài chính quốc tế phải thu hút được nhân tài thế giới trong ngành tài chính, các chủ doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech), chủ ngân hàng và nhà đầu tư đến Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là một trung tâm tài chính.
PGS Nguyễn Đăng Bằng cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế trong việc thu hút nhân tài và các nhà đầu tư quốc tế, với sức hấp dẫn về văn hóa, lịch sử lâu đời và đời sống xã hội phong phú, so với Singapore, đối thủ cạnh tranh lớn nhất ở khu vực về phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Ông cho rằng môi trường sống góp phần quan trọng trong quyết định chọn nơi sinh sống và làm việc của các nhà đầu tư.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm tài chính quốc tế thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững
18:47' - 08/03/2025
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp thị trường tài chính ở Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả, bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế, từ đó thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Các định chế tài chính quốc tế nhận định về triển vọng tăng trưởng cao của Việt Nam
17:43' - 25/02/2025
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức nâng mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 lên ít nhất 8% và đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số cho giai đoạn 2026-2030.
-
Tài chính
Định hình Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh
10:30' - 03/02/2025
Sau hơn 20 năm “thai nghén”, Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế ở Tp. Hồ Chí Minh đã có bước tiến mới tích cực trong thời gian gần đây, khi Bộ Chính trị chính thức đồng ý chủ trương này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15'
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.