Phản ứng của Anh trước dự thảo “Thỏa thuận rút lui” của EU
Thủ tướng Anh Theresa May đồng thời cảnh báo London sẽ không bao giờ cho phép EU "làm xói mòn" sự toàn vẹn của hiến pháp nước này.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, Thủ tướng May nêu rõ một khi được thực thi, dự thảo pháp lý về "Thỏa thuận rút lui" giữa EU và Vương quốc Anh sẽ hủy hoại thị trường chung của Anh, đe dọa sự toàn vẹn hiến pháp của Anh khi tạo ra một hàng rào thuế quan và điều tiết dọc Biển Ireland và sẽ không một thủ tướng nào của Anh chấp nhận điều đó. Trước đó cùng ngày, Trưởng đoàn đàm phán của EU về việc Brexit, ông Michel Barnier, đã công bố một bản phác thảo pháp lý đầu tiên về "Thỏa thuận rút lui" giữa EU và Anh. Văn bản, có 168 điều khoản trong 120 trang, bao gồm nội dung chủ yếu của các cuộc thảo thuận đã được thống nhất vào tháng 12/2017 trên ba chủ đề then chốt là số phận của các kiều dân của hai bên, thanh toán tài chính và tương lai biên giới biên giới CH Ireland và vùng Bắc Ireland thuộc Anh. Ông Michel Barnier cho hay theo dự thảo, vùng Bắc Ireland thuộc Anh có thể bảo toàn những quy định trên cơ sở phù hợp với quy định của liên minh thuế quan hậu Brexit. Ông cho biết văn bản phác thảo này cũng đề cập tới một giải pháp, theo đó Bắc Ireland vẫn trong liên kết hoàn toàn với CH Ireland- nước thành viên của EU, với thị trường chung EU và Liên minh thuế quan nếu không có giải pháp nào khác được đưa ra. Văn bản cũng nêu chi tiết các quy định về giai đoạn chuyển tiếp mà Anh mong muốn sau khi nước này rời khỏi EU vào cuối tháng 3/2019 để tránh những thiệt hại có thể có do sự cắt đứt đột ngột trong lúc chờ đợi ký kết các Hiệp định tự do thương mại giữa hai bên. Trước đó ngày 27/2, ông Michel Barnier đã cảnh báo rằng một giai đoạn chuyển giao hậu Brexit kéo dài vô thời hạn là không khả thi, đồng thời nhấn mạnh châu Âu kiên quyết kết thúc giai đoạn này vào cuối năm 2020. Ngoài vấn đề liên quan đến thời hạn, nhiều bất đồng khác vẫn còn tồn tại trong giai đoạn chuyển tiếp này như việc EU đòi hỏi các quyền công châu Âu đến Anh trong giai đoạn chuyển tiếp phải giống như quyền của những người đã đến "xứ sở sương mù" trước thời điểm Anh rút khỏi EU trong khi Anh không đồng ý. Về thanh toán tài chính, văn bản của châu Âu dự kiến rằng Anh sẽ tiếp tục đóng góp vào ngân sách châu Âu như họ đã cam kết trong khuôn khổ ngân sách nhiều năm cho giai đoạn 2014-2020, điều đó cho phép bao hàm hết giai đoạn chuyển tiếp. Ngoài ra, London sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các cam kết tài chính được đưa ra trong thời gian là thành viên EU, như đã được thống nhất vào cuối tháng 12 vừa qua. Văn bản lần này không đưa ra một con số cụ thể nào về thanh toán tài chính. EU đánh giá không thể đưa ra một con số cụ thể, nhưng phía Anh mới đây đã cung cấp con số ước tính của họ theo đó hóa đơn “li dị” sẽ vào khoảng từ 40 đến 45 tỷ euro. Dự thảo thỏa thuận trên sẽ được trình lên Hội đồng châu Âu và nhóm chuyên trách về Brexit của Nghị viện châu Âu để thảo luận trước khi chuyển cho London để đàm phán.Hội đồng châu Âu cũng hối thúc Anh làm rõ quan điểm của mình về khuôn khổ mối quan hệ trong tương lai để phục vụ cho Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra ngày 22-23/3, tại đó các nhà lãnh đạo EU dự kiến thông qua các đường hướng chính cho tương lai mối quan hệ giữa hai bên.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh đưa ra đề xuất mới mang tính nhượng bộ về vấn đề quyền công dân
09:06' - 01/03/2018
Ngày 28/2, Anh đã đưa ra một số đề xuất mới về quyền của những công dân EU tới quốc gia này trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh chính thức rời EU (Brexit) vào tháng 3/2019.
-
Kinh tế Thế giới
EU công bố văn bản pháp lý về Thỏa thuận rút lui của Anh
21:18' - 28/02/2018
Văn bản, có 168 điều khoản trong 120 trang, bao gồm nội dung chủ yếu của các cuộc thảo thuận đã được thống nhất vào tháng 12/2017 trên 3 chủ đề then chốt.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh EU chia rẽ vì vấn đề ngân sách hậu Brexit
08:43' - 24/02/2018
Tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Brussels, các nhà lãnh đạo EU đã cho thấy sự chia rẽ trước yêu cầu phải đóng góp nhiều hơn để lấp đầy khoảng trống ngân sách mà nước Anh bỏ lại khi rời EU.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Nội các Anh giải quyết các khác biệt
20:51' - 23/02/2018
Thủ tướng Anh Theresa May đã có một cuộc họp hiệu quả với nhiều Bộ trưởng trong nội các nước này nhằm bàn thảo vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này