Pháp ước tính cần 500 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế
Các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế Pháp sau cuộc khủng hoảng y tế COVID-19 có thể tiêu tốn tới 450 tỷ euro (khoảng 490 tỷ USD), tương đương với 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đưa ra ngày 25/5.
Phát biểu trên kênh truyền hình BFM TV, Bộ trưởng Le Maire cho biết từ giữa tháng Ba vừa qua, Chính phủ Pháp đã đưa ra một gói biện pháp bao gồm cho lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp nhà nước, các khoản vay được nhà nước bảo đảm, miễn giảm và hoãn thuế cho các công ty nhỏ.
Theo ông, các khoản vay được nhà nước đảm bảo, với tổng hạn mức 300 tỷ USD, chỉ tác động trực tiếp tới ngân sách nếu người vay bị phá sản và phải sử dụng bảo lãnh.
Tính đến nay, Chính phủ Pháp đã "bơm" 110 tỷ euro để hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng. Dự kiến, chính phủ sẽ điều chỉnh con số trên, với một dự luật sửa đổi ngân sách 2020 vào ngày 10/6 tới. Một trong những biện pháp gây tốn kém nhất là các khoản trợ cấp cho lao động nghỉ việc.
Trong thời gian qua, Chính phủ Pháp đã hoàn lại đầy đủ cho các doanh nghiệp 70% tổng lương mà họ phải trả cho các lao động bị nghỉ việc và trong thời gian tới, số tiền trên sẽ được giảm dần.
Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch COVID-19 được chính phủ hỗ trợ thông qua các chương trình riêng. Hiện Chính phủ Pháp đã hỗ trợ ngành du lịch và dự kiến sẽ tung ra chương trình hỗ trợ ngành sản xuất ô tô trong ngày 26/5.
Trong khi đó, ngành hàng không vũ trụ có thể được hỗ trợ trước khi đưa ra dự luật sửa đổi ngân sách vào tháng 6.
Theo kế hoạch, Tổng thống Pháp Emmaunuel Marcon sẽ công bố "các biện pháp mạnh mẽ" để giúp các nhà sản xuất xe hơi nước này có thể trụ vững trong thời gian tới.
Trong khi đó, cùng ngày, Văn phòng Thống kê LB Đức đã công bố số liệu cho thấy việc sụt giảm vốn đầu tư, tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu đã đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu này rơi vào khủng hoảng trong quý đầu tiên của năm 2020.
Cụ thể, so với quý IV/2019, vốn đầu tư của Đức trong quý I/2020 giảm 6,9%, tiêu dùng tư nhân giảm 3,2% và xuất khẩu giảm 3,1%. Điều này có nghĩa tiêu dùng tư nhân đã lấy đi 1,7 điểm phần trăm của các hoạt động kinh tế, trong khi thương mại ròng làm mất đi 0,8 điểm phần trăm, khiến tăng trưởng kinh tế sụt giảm 2,2% - mức cao nhất kể từ năm 2009.
Dữ liệu cho thấy các khoản đầu tư vào lĩnh vực xây dựng - chiếm gần 10% tổng sản lượng quốc gia và là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất của Đức, tăng khoảng 4,1%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng hằng quý.
Chi tiêu công cũng là một điểm sáng khác trong bức tranh kinh tế Đức. Với mức tăng 0,2%, chi tiêu công cùng với lĩnh vực xây dựng đã góp phần ngăn chặn kinh tế Đức suy thoái sâu hơn.
Trong khi đó, mức giảm 2,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng quý là mức giảm lớn nhất mà nền kinh tế Đức phải hứng chịu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 10 năm và là mức giảm lớn thứ hai kể từ năm 1990.
Các nhà kinh tế dự báo sản lượng kinh tế của Đức sẽ giảm mạnh hơn trong quý II/2020, chủ yếu do tác động của các biện pháp phong tỏa áp dụng từ giữa tháng Ba nhằm khống chế dịch COVID-19./.
>>>"Bộ tứ tằn tiện" của EU đề xuất phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Israel duyệt thêm gói tài chính 4 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế
08:18' - 25/05/2020
Số tiền này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và các dự án mới để tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố loạt biện pháp tài khóa hỗ trợ nền kinh tế
21:03' - 24/05/2020
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này đã có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020 ở ngưỡng khoảng 6% nếu đại dịch COVID-19 không xảy ra.
-
Kinh tế Thế giới
BoE: Tăng trưởng kinh tế Anh có thể xuống mức thấp nhất trong 300 năm qua
18:55' - 22/05/2020
Theo BoE, tăng trưởng kinh tế Anh năm 2020 có thể giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 300 năm qua, sau khi chính phủ áp đặt biện pháp phong tỏa nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025
21:37' - 02/05/2025
Các nhà lãnh đạo chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD trong giai đoạn kinh tế thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm toàn cầu cao nhất trong 2 năm
18:52' - 02/05/2025
Theo hãng tin Bloomberg, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng Tư vừa qua, cho thấy sự không chắc chắn về thuế quan đang bắt đầu gây sức ép lên thương mại thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40' - 02/05/2025
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.