Phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ: Thiếu quỹ đất đang là rào cản
Tại Đông Nam Bộ, quỹ đất trong các khu công nghiệp của một số tỉnh, thành không còn nhiều đang là rào cản lớn trong tham vọng phát triển công nghiệp, đặc biệt là thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho địa phương. Hiện chính quyền sở tại đang có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đồng thời hướng tới thu hút các dự án đầu tư thân thiện với môi trường, các dự án có sự chọn lọc, chiếm ít diện tích đất, nhân công.
* Nhiều vướng mắc về quỹ đất công nghiệpQuỹ đất chính là một trong những bài toán buộc các địa phương phải giải quyết hết nhằm tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn cả trong và ngoài nước.Theo UBND tỉnh Đồng Nai, đến nay quỹ đất còn lại trong các khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh không còn nhiều, nhất là các khu công nghiệp ở những địa bàn trọng điểm như huyện Long Thành, Nhơn Trạch, thành phố Biên Hòa. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn chuyển sang các tỉnh lân cận. Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2022, Top 5 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng. Lần đầu tiên trong vòng 30 năm, Đồng Nai đã rớt khỏi nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút vốn FDI.
Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai Phạm Văn Cường cho biết, vốn FDI vào tỉnh thời gian qua không có sự bứt phá là do thiếu quỹ đất công nghiệp với diện tích 5 - 10 ha để doanh nghiệp thuê xây dựng nhà máy sản xuất.
Thực tế, nhiều tập đoàn lớn như Aeon, De Heus, Pandora… đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đồng Nai. Tuy nhiên, do thiếu quỹ đất diện tích lớn, nên Đồng Nai đã “đánh rơi” hàng tỷ USD đầu tư vào các khu công nghiệp. Riêng trường hợp Tập đoàn Lego của Đan Mạch ban đầu dự tính đặt nhà máy ở Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành, song không tìm được quỹ đất đủ lớn, nên tập đoàn này quyết định chuyển đến Bình Dương đầu tư.Hiện tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch đến 40 khu công nghiệp; trong đó có 32 khu công nghiệp được thành lập. Riêng 8 khu công nghiệp mới (gồm Cẩm Mỹ, Gia Kiệm, Phước Bình, Phước Bình 2, Long Đức giai đoạn 2, Long Đức 3, Bàu Cạn - Tân Hiệp, Xuân Quế - Sông Nhạn) có tổng diện tích hơn 8.200 ha, đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, 8 khu công nghiệp mới đều gặp các vướng mắc thủ tục đầu tư, xử lý đất cao su, đất rừng, xác định đấu giá, đấu thầu, quy hoạch phân khu,… trong đó, đa số các vấn đề bị vướng thuộc thẩm quyền giải quyết của trung ương.Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2022, thành phố thu hút đầu tư FDI đạt 4,33 tỷ USD; trong đó, đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao chiếm khoảng 65%. Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, trong thu hút FDI có những hạn chế, như hệ thống hạ tầng giao thông, dịch vụ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách ưu đãi dựa trên nền tảng của thuế kém hấp dẫn, cần phải có cách tiếp cận mới, nhất là khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Đặc biệt, thành phố cũng đang thiếu quỹ đất công nghiệp để thu hút các dự án lớn, nhà đầu tư lớn cho các ngành nghề mới. Trong số các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn có lợi thế hơn về quỹ đất, bởi còn nhiều khu công nghiệp diện tích lớn để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, dù có diện tích khu công nghiệp lớn, nhưng thách thức cho các tỉnh này là các khu công nghiệp nằm xa cảng biển, sân bay, hệ thống hạ tầng kết nối chưa đầu tư đồng bộ, nên doanh nghiệp FDI không hào hứng đầu tư. Chỉ có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là thuận lợi nhất khi vừa có diện tích khu công nghiệp lớn, vừa có cảng biển nước sâu và nằm sát sân bay quốc tế Long Thành (dự kiến khai thác năm 2025).* Giải pháp khắc phụcTrong bối cảnh quỹ đất trong khu công nghiệp cũ không còn nhiều, các khu công nghiệp mới lại vướng mắc và còn thời gian lâu nữa mới hình thành, tỉnh Đồng Nai có một số giải pháp như thành lập tổ công tác đi ghi nhận tại từng địa phương, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án khu công nghiệp mới.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên, tỉnh đang hướng tới thu hút các dự án đầu tư về lĩnh vực phát triển kinh tế thân thiện môi trường, các dự án có sự chọn lọc, chiếm ít diện tích đất, nhân công để hướng đến nền công nghiệp xanh.Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp mới; phối hợp với các tỉnh lân cận để xây dựng tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Đặc biệt, dự án sân bay quốc tế Long Thành được triển khai đang tạo sức hút lớn cho tỉnh. Để phát triển bền vững, tỉnh Đồng Nai còn phải đặt ra tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch, có cơ chế thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả và tích cực hơn trong quảng bá hình ảnh địa phương để thể hiện mình là một điểm đến thân thiện, hấp dẫn nhà đầu tư. Thực tế, hiện các doanh nghiệp FDI rất quan tâm đến các dự án bất động sản, logistics, thương mại dịch vụ, năng lượng tái tạo tại Đồng Nai. Nhiều doanh nghiệp FDI đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn, chỉ đợi những vướng mắc về pháp lý được tháo gỡ là sẽ triển khai dự án. Cụ thể, Tập đoàn Amata (Thái Lan) đang chờ giải quyết thủ tục đất đai để đầu tư 4 dự án tại huyện Long Thành, Tập đoàn Shire Oak International (Vương quốc Anh) muốn đầu tư dự án năng lượng tái tạo, Tập đoàn LG (Hàn Quốc) quan tâm các dự án thành phố thông minh. Tại Tp. Hồ Chí Minh, UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp; trong đó bổ sung quy hoạch khu công nghiệp Phạm Văn Hai 1, Phạm Văn Hai 2 với diện tích 600 ha để Tp. Hồ Chí Minh có đất phát triển các chuyên ngành như điện tử, y sinh, công nghiệp phụ trợ. Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thành phố đang tập trung đẩy mạnh các dự án về hạ tầng, dịch vụ logistics, chuyển đổi năng lượng, quỹ đất công nghiệp, đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và xây dựng chính quyền số để nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn và hiệu quả đầu tư. Tp. Hồ Chí Minh cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống, thực thi hiệu quả các quy định, chính sách Trung ương trên địa bàn và thường xuyên phối hợp với nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc, phát sinh. Đồng thời, chính quyền thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 51 chương trình và đề án trong ba chương trình đột phá về đổi mới quản lý, về phát triển hạ tầng thành phố và về phát triển nhân lực. Qua đó, thành phố tập trung xây dựng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước
17:41' - 06/04/2023
Nằm ở vị trí địa lý hết sức thuận lợi, Đông Nam bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh, thành phía Nam với cả nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào đưa Đông Nam Bộ trở thành động lực phát triển của cả nước?
16:37' - 18/03/2023
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.
-
Bất động sản
Hà Nội chấp thuận nguyên tắc xác định giá đất làm căn cứ giải quyết hồ sơ nghĩa vụ tài chính, thuế
17:39' - 21/11/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp Thái Lan thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh
10:47' - 21/11/2024
Giao dịch Thantawan Industrial thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh với thời hạn 30 năm là một trong những hợp đồng thuê nhà máy sẵn có dài nhất trên thị trường công nghiệp Việt Nam.
-
Bất động sản
Phân loại đô thị khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư
09:58' - 21/11/2024
Việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập Thành phố Hoa Lư nhằm tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời của vùng đất Cố đô.
-
Bất động sản
Hà Nội bàn giao hơn 127,4 ha đất xây dựng dự án Green City
21:52' - 20/11/2024
Diện tích giao nhận đợt này gồm 296.011,7 m2 đất ở để xây dựng nhà ở thấp tầng (khu A, B, C, D, E, F); 113.774,9 m2 đất ở để xây dựng nhà ở cao tầng, có chức năng như: thương mại dịch vụ, văn phòng...
-
Bất động sản
Chuyển đổi xanh giúp bất động sản thu hút và giữ chân khách hàng
21:10' - 20/11/2024
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 500 công trình xanh được ghi nhận.
-
Bất động sản
Những dự án bất động sản "vàng” ngủ yên tại Bình Dương
16:40' - 18/11/2024
Bình Dương, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và phát triển đô thị, đang phải đối mặt với một bài toán khó: hàng loạt dự án bất động sản quan trọng đang bị “đình trệ”.
-
Bất động sản
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
21:45' - 16/11/2024
Nếu được Quốc hội thông qua ở Kỳ họp này, nghị quyết thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại sẽ góp phần khơi thông nguồn cung.
-
Bất động sản
Đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội): Giảm nhiệt nhưng vẫn cao hơn giá thị trường
21:45' - 16/11/2024
Ngày 16/11, Hà Nội tiếp tục tổ chức các Phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại các huyện ven đô nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách những tháng cuối năm.