Phát triển kinh tế xanh - tuần hoàn từ sản phẩm OCOP
Nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho các sản phẩm, nhiều chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Ninh Thuận đang tập trung phát triển sản phẩm gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để không chỉ hướng đến lợi nhuận mà còn đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và bảo vệ môi trường bền vững.
Thúc đẩy liên kết sản xuất
Liên kết sản xuất sạch để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ nông dân và tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất là chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận – Ninh Thuận (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn).Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận – Ninh Thuận cho rằng, hiện công ty đang liên kết với 20 hộ dân và 3 hợp tác xã ở Ninh Thuận để sản xuất nho, táo theo tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng thu hoạch mỗi năm khoảng 100 tấn quả.
Các hộ được tập huấn đầy đủ về kỹ thuật trồng, được phổ biến kiến thức về thu hoạch, sơ chế, đóng gói nên tạo được sản phẩm chất lượng cao.
Ngoài ra, công ty còn hợp tác với các trung tâm nghiên cứu chế biến nông sản, viện công nghệ thực phẩm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý nho, táo sạch, công nghệ chế biến sâu để đa dạng hóa sản phẩm. Đến nay, 10 sản phẩm nho, táo của công ty đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao cấp tỉnh.Để các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất sạch thì công ty được Ban Phát triển các sản phẩm OCOP tỉnh đào tạo, hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu, mã vạch, tiếp cận thị trường.
Ông Nguyễn Đình Quang cho biết thêm, công ty luôn cố gắng tìm mọi cách để giải quyết sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân thông qua nhiều kênh bán hàng như các siêu thị, cửa hàng sạch, sàn giao dịch thương mại điện tử, đưa vào bày bán tại các sân bay, nghiên cứu chế biến... giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn, góp phần phát triển sản xuất cho bà con nông dân và giữ được giá trị hàng nông sản. Tương tự, với lợi thế vùng trồng nho tập trung huyện Ninh Hải cũng đang đẩy mạnh các hoạt động thu hút người dân, doanh nghiệp, hợp tác tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ, tạo vùng nguyên liệu tập trung cho sản phẩm OCOP kết hợp với phát triển du lịch. Điển hình như Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An ở xã Vĩnh Hải đang liên kết sản xuất với diện tích trên 150 ha nho tại làng nho Thái An với các hộ dân. Ông Nguyễn Khắc Phòng, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thái An chia sẻ, nhằm tạo điểm nhấn cho dòng nho ăn tươi chất lượng cao của Ninh Thuận, tỉnh đang giao cho hợp tác xã trồng nhân rộng giống nho mới NH01-152 với diện tích gần 20 ha tại làng nho Thái An. Nhờ đáp ứng các tiêu chí sản xuất, sản phẩm nho ăn tươi NH01-152 của hợp tác được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Cùng với sản phẩm nho NH01-152, hợp tác xã còn có 7 sản phẩm khác đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao gồm: táo sấy, nho sấy không đường, nho hồng sấy, mứt rau câu hồng vân, nho đỏ, mật nho, rượu nho.Các sản phẩm được xếp hạng OCOP đã góp phần khẳng định giá trị sản xuất, tạo động lực cho hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, quảng bá để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp du khách có thêm nhiều sự lựa chọn sản phẩm khi tới du lịch tại làng nho Thái An, ông Phòng chia sẻ thêm.
Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã công nhận kết quả đánh giá, phân hạng cho 69 sản phẩm OCOP gồm 51 sản phẩm hạng 3 sao; 10 sản phẩm hạng 4 sao và 8 sản phẩm có tiềm năng hạng 5 sao.
Bên cạnh việc "gắn sao" sản phẩm OCOP, Ninh Thuận tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tổ chức các tuần lễ hàng nông sản giúp cho các chủ thể giới thiệu, bán sản phẩm OCOP. Qua đó, giúp các sản phẩm được người tiêu dùng nhận diện nguồn gốc rõ ràng với chất lượng, giá cả phù hợp.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP Thực hiện kế hoạch Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu có từ 120 – 140 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; trong đó, phấn đấu 2 - 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Ngoài ra, Ninh Thuận cũng đặt mục tiêu củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 40% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phấn đấu 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; ít nhất 50% làng nghề có sản phẩm OCOP nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền, Chương trình OCOP Quốc gia giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu thúc đẩy phát triển xanh, bền vững, vì vậy các địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, hướng tới kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để đạt mục tiêu đề ra, Ninh Thuận tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án tập trung triển khai 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính để thực hiện.Trong giai đoạn mới, tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.
Đồng thời, Ninh Thuận nhân rộng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng được cấp mã số vùng trồng theo hướng VietGAP, hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP. Cùng với đó, tỉnh tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử để mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP.Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Huyền, đối với các chủ thể tham gia Chương trình OCOP sẽ tiếp tục tập trung đầu tư, áp dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP. Cùng đó, các đơn vị công bố tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác; xây dựng câu chuyện sản phẩm gắn với với lịch sử, văn hóa bản địa, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP. Đồng thời, ngành chức năng của tỉnh tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP từ khâu sản xuất đến khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đi cùng với đó, Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm; thử nghiệm và nhân rộng mô hình điểm bán hàng OCOP trên các tuyến phố; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm để phân phối sản phẩm OCOP tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau./.>>>Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 có trên 350 sản phẩm OCOP
14:03' - 24/09/2022
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, thời gian tới tỉnh sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng tại các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh của địa phương.
-
Hàng hoá
Trà Vinh hỗ trợ 50% chi phí mua trang thiết bị cho cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP
13:39' - 24/09/2022
Trà Vinh sẽ hỗ trợ 50% chi phí cho cơ sở hoặc dự án để mua trang thiết bị, dây chuyền máy móc sản xuất sản phẩm OCOP nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ sở hoặc dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38' - 25/11/2024
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27' - 25/11/2024
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.