Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển phải tích hợp đa giá trị
Ngày 23/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển.
Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản trên biển (nuôi biển) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển nhằm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. Chủ trương phát triển nuôi biển đã được Đảng, Nhà nước xác định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 và Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đến năm 2030, nuôi biển nước ta đạt sản lượng 1,45 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 – 2 tỷ USD. Phát triển nuôi biển không chỉ thúc đẩy kinh tế xã hội mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản cho tương lai, giảm áp lực khai thác, hình thành ngành thuỷ sản “Minh bạch - trách nhiệm - bền vững”, có kiểm soát, được quản lý, theo khuyến nghị của quốc tế, để tạo dựng hình ảnh quốc gia có trách nhiệm đối với các vấn đề có tính toàn cầu. Để thực hiện những mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chỉ đạo các đơn vị, địa phương trực thuộc quán triệt nhận thức chung đến các cấp lãnh đạo và quản lý tại địa phương về định hướng phát triển kinh tế biển và chủ trương “Giảm khai thác - tăng nuôi trồng” để cân bằng giữa nhu cầu của con người và giữ gìn tài nguyên biển, phát triển bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết, thống nhất nhận thức và hành động. Trong quá trình thực hiện chủ trương này phải đặc biệt lưu ý triển khai các mô hình chuyển đổi nghề phù hợp cho lực lượng lao động khai thác hải sản ven bờ và các dịch vụ liên quan nhằm tạo sinh kế, đảm bảo ổn định xã hội. Các địa phương cần tổng hợp, rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhóm nghề phải chuyển đổi theo quy định, kết hợp với kế hoạch phát triển nuôi biển của địa phương để có giải pháp tổ chức, triển khai các mô hình chuyển đổi nghề phù hợp. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ năng, chuyên môn cho lực lượng lao động cần chuyển đổi nghề và có cơ chế, chính sách khuyến khích hợp lý để người dân tự nguyện tham gia. Các tỉnh, thành phố tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển nuôi biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lưu ý quán triệt tư duy phát triển kinh tế nuôi biển phải tích hợp đa giá trị, hài hòa với các ngành kinh tế có liên quan như giao thông, du lịch, điện gió, xây dựng nông thôn mới… Bên cạnh đó, tổ chức hệ sinh thái ngành hàng nuôi biển theo nguyên tắc hợp tác, liên kết, lấy con người làm trung tâm, có sự kết nối giữa các cấp lãnh đạo, quản lý với đơn vị nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp của người dân tham gia nuôi biển. Đồng thời, quan tâm phát triển đồng bộ chuỗi giá trị ngành hàng nuôi biển (bao gồm giống, công nghệ lồng bè, công nghệ nuôi trồng, kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát môi trường, dinh dưỡng, thu hoạch, bảo quản chế biến, logistics, ứng dụng công nghệ số...) để tạo ra giá trị gia tăng trong từng công đoạn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh làm cơ sở lập kế hoạch phát triển nuôi biển bền vững, hạn chế các xung đột lợi ích trong không gian biển. Trong quá trình xây dựng Quy hoạch cần lưu ý Văn bản số 183/VPCP-NN ngày 11/01/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 7673/BNN-TCTS ngày 16/11/2022 về việc duy trì, phát triển ổn định nuôi trồng thuỷ sản trong quá trình lập quy hoạch của địa phương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản cất cánh
15:46' - 14/02/2023
Cả nước có khoảng 50.000 cơ sở nuôi biển. Các mô hình đều mang tính tự phát, manh mún, công nghệ lạc hậu, thiếu chuỗi liên kết và khó để trở nên bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững nuôi biển: * Bài 2: Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách
11:14' - 30/10/2022
Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm phát triển ngành thủy sản nói chung và nuôi biển nói riêng nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”.
-
Thị trường
Tổ chức lại sản xuất để phát huy tiềm năng nghề nuôi biển
14:10' - 20/04/2022
Các loại thủy sản ven biển có giá trị kinh tế cao và được được thị trường ưa chuộng, cung luôn không đáp ứng đủ cầu…Nhưng nuôi biển cần tổ chức lại sản xuất để đem lại hiệu quả và bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
BÌnh Định: Người dân ngăn cản hoạt động khai thác cát hợp pháp
21:30' - 09/05/2025
Mặc dù trúng đấu giá, hoàn tất các thủ tục pháp lý và đóng tiền đầy đủ cho Nhà nước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không thể khai thác cát do một số người dân tại Hoài Ân, tỉnh Bình Định ngăn cản.
-
Kinh tế và pháp luật
Sản xuất hàng chục nghìn chai nước hoa giả bằng máy đánh trứng
19:54' - 09/05/2025
Công an tỉnh Bình Phước đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can trú tại thành phố Đồng Xoài về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
-
Kinh tế và pháp luật
Mập mờ nguồn gốc sữa: Doanh nghiệp "thoắt ẩn thoắt hiện”
18:36' - 09/05/2025
Trong quá trình xác minh một số thực phẩm chức năng mua được trên thị trường, nhóm phóng viên TTXVN đã kiểm tra thực tế và liên hệ với chính quyền để tìm địa chỉ sản xuất nhưng đều không tìm thấy.
-
Kinh tế và pháp luật
Phá chuyên án lừa đảo hàng trăm tỉ đồng “cắt đá tìm ngọc” trên mạng xã hội
18:25' - 09/05/2025
Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 30 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chiêu trò cá cược cắt đá tìm ngọc được livestream trên mạng xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
PC Hà Tĩnh phát hiện và xử lý 20 vụ trộm cắp điện
16:21' - 09/05/2025
Trong 4 tháng đầu năm 2025, PC Hà Tĩnh đã phát hiện và xử lý 20 vụ trộm cắp điện, truy thu sản lượng điện năng hơn 47.800 kWh, tương ứng gần 157,3 triệu đồn.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội kiểm tra đột xuất việc chấp hành an toàn thực phẩm
11:31' - 09/05/2025
UBND thành phố thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại 30 quận, huyện, thị xã từ ngày 9/5 đến hết ngày 15/6.
-
Kinh tế và pháp luật
Quận Hai Bà Trưng xác minh việc giáo viên dạy thêm trái quy định
10:30' - 09/05/2025
Đoàn kiểm tra yêu cầu Công ty Cham Group nghiêm túc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm và các quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo lừa đảo bằng yêu cầu cập nhật, điều chỉnh thông tin tuyển sinh
17:10' - 08/05/2025
Các đối tượng đã thực hiện chiêu thức lừa đảo mới nhắm vào phụ huynh, học sinh cuối cấp với yêu cầu cập nhật, điều chỉnh thông tin học sinh qua đường link, để có thể chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
-
Kinh tế và pháp luật
Lòng xe điếu gây bão mạng: Người tiêu dùng cần biết gì?
13:59' - 08/05/2025
Có thể thấy, câu chuyện về lòng xe điếu không chỉ là lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng mà còn là lời nhắc nhở đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm về trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khách hàng.