Phía sau những toan tính kinh tế là chính trị (Phần 1)
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 20/1/2017, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức với quyết tâm sẽ làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Ngay lập tức, vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước này đã đưa ra một loạt quan điểm bảo hộ thương mại và chỉ trích các đối tác đang hưởng lợi từ những thiệt thòi của nước Mỹ.
Trong các chính sách thương mại, trước tiên, Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với lý do hiệp định này sẽ là một tai họa tiềm tàng đối với Mỹ.
Theo sau đó là hàng loạt những động thái nhằm gây hấn với các đồng minh truyền thống như đe dọa xây dựng bức tường biên giới với Mexico, yêu cầu tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và gần đây nhất là tuyên bố áp đặt các mức thuế quan lần lượt là 10% và 25% đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico.
Ngoài các đồng minh truyền thống thì Trung Quốc và Nga cũng là hai đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những “cơn thịnh nộ” của nước Mỹ. Điển hình là ngày 11/7, sau khi đã chính thức áp đợt thuế đầu tiên đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, Washington lại tiếp tục đe dọa sẽ công bố danh sách các hàng hóa bổ sung của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD tiếp tục phải chịu thuế của Mỹ.Có thể nói, đối với nước Mỹ, chiến tranh thương mại không đơn thuần xuất phát từ lợi ích kinh tế mà là sự tổng hòa của những toan tính về kinh tế, chính trị, mà thậm chí chính trị lại là yếu tố cốt lõi.
Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng Tổng thống Trump lên nắm quyền vào thời điểm kinh tế Mỹ còn tồn tại nhiều điểm bất cập, khiến dư luận hoang mang về tư duy điều hành kinh tế của chính phủ.
Theo quan điểm của tân Tổng thống, đây là hệ lụy của việc các đối tác truyền thống của Mỹ đã thực hiện “thương mại không công bằng”, từ đó gây ra tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Điều này lý giải vì sao chính quyền của Tổng thống Donald Trump luôn tỏ ra cứng rắn trong các chính sách với đồng minh, từ việc yêu cầu tái đàm phán hiệp định NAFTA cho đến những quyết định sẽ áp thuế đối với các đồng minh lâu năm.Rõ ràng, chính quyền Trump đang muốn sử dụng thuế quan để cải thiện cán cân thương mại của đất nước và cùng với chính sách hạ thấp thuế doanh nghiệp, Washington tỏ rõ tham vọng lôi kéo các doanh nghiệp Mỹ có lợi nhuận lớn ở nước ngoài quay về “định cư” tại quê hương.
Tuy nhiên, ẩn sau những bước đi về kinh tế, có thể thấy rằng Tổng thống Trump đang muốn “dọn đường” cho những ý đồ chính trị của mình. Chiến thắng của ông Trump trước ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton đã phản ánh sự chia rẽ sâu sắc nhất trong xã hội Mỹ.
Từ lâu nay, đảng Dân chủ luôn là phe ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thương mại hơn đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, các cựu Tổng thống đảng Dân chủ của Mỹ trước đây đã thành công trong việc tiết chế được xu hướng bảo hộ trong nội bộ đảng của họ, và “bắt tay” cùng với đảng Cộng hòa để thúc đẩy tự do thương mại.Mặc dù vậy, điều này đã hoàn toàn thay đổi với chiến thắng của vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên nước Mỹ là Donald Trump.
Việc ông Trump vượt qua ứng cử viên nặng ký là bà Hillary Clinton phần nhiều là dựa vào tâm lý bất mãn của người dân trước những tổn thất trong thị trường việc làm liên quan đến thương mại tự do.Ông đã thành công trong việc tạo ra tâm lý rằng hệ thống thương mại thế giới là không công bằng, và Trung Quốc hiện đang tận dụng lỗ hổng đó. Một báo cáo được công bố hồi đầu tháng 1/2018 cho thấy thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017.
Trên trang twitter cá nhân của mình, người đứng đầu Nhà Trắng đã viết: “Khi một quốc gia (Mỹ) đánh mất hàng tỷ USD vì lý do thương mại với hầu như tất cả những nước có quan hệ giao thương, thì cuộc chiến thương mại là điều tốt, và (nước Mỹ) có thể dễ dàng giành chiến thắng”.Do đó, cùng với việc đánh thuế lên các sản phẩm thép, nhôm nhập khẩu từ các nước châu Âu, Trung Quốc…, Tổng thống Trump muốn nhấn mạnh thông điệp rằng ông sẽ thực hiện lời hứa “đặt nước Mỹ lên trên hết” của mình, và lấy lại vị thế trong lòng một bộ phận dư luận Mỹ vốn đang hoài nghi về khả năng cầm quyền của ông.
Mức độ thành công trong việc thực hiện lời hứa này sẽ là yếu tố quyết định khả năng tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump dự kiến diễn ra vào cuối năm nay./.
>>> Xem thêm: Phía sau những toan tính kinh tế là chính trị (Phần 2)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU nhất trí giảm căng thẳng thương mại
07:39' - 26/07/2018
Rạng sáng nay 26/7 theo giờ Việt Nam, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí giảm rào cản thương mại giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Thép tiếp tục là "điểm nóng" trong căng thẳng thương mại
16:43' - 23/07/2018
Trung Quốc ngày 23/7 đã mở cuộc điều tra thương mại đối với thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ đồng minh Mỹ-EU rạn nứt vì căng thẳng thương mại (Phần 2)
06:30' - 18/07/2018
Giới chức Trung Quốc đang gây áp lực lên EU trong việc ra một tuyên bố chung mạnh mẽ chống lại các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump tại một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ đồng minh Mỹ-EU rạn nứt vì căng thẳng thương mại (Phần 1)
05:30' - 18/07/2018
Báo Le Monde (Pháp) mới đây đăng bài phân tích đáng chú ý về việc Liên minh châu Âu (EU) đe dọa trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thuế quan.
-
Giá vàng
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, vàng thế giới vẫn mất giá
13:17' - 14/07/2018
Sự biến động của đồng USD được coi là nhân tố chính tác động đến thị trường vàng thế giới tuần qua. Các chuyên gia ước tính giá vàng giao ngay giảm khoảng 1% trong tuần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
22:06' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ sức ép nào của Mỹ nhằm buộc các quốc gia sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN
21:56' - 02/12/2024
Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
20:25' - 02/12/2024
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ yết kiến Nhà Vua; hội đàm với Chủ tịch Thượng viện, gặp với Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51' - 02/12/2024
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg Economics: Thị trường việc làm của Mỹ có thể phục hồi
16:18' - 02/12/2024
Số việc làm tại Mỹ có thể gia tăng trong tháng 11/2024, sau khi các cơn bão lớn và cuộc đình công kéo dài ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu với chip Trung Quốc
15:09' - 02/12/2024
Mỹ có kế hoạch áp lệnh trừng phạt lớn thứ ba đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu cho 140 công ty, trong đó có Naura Technology Group, Piotech và SiCarrier Technology.
-
Kinh tế Thế giới
Dự đoán của Bloomberg về kịch bản thuế quan của ông Trump
15:09' - 02/12/2024
Trong kịch bản của mình, Bloomberg Economics dự đoán sẽ có ba đợt tăng thuế quan, bắt đầu từ mùa Hè năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Na Uy đình chỉ khai khoáng biển sâu
14:00' - 02/12/2024
Na Uy đã đình chỉ các kế hoạch cấp giấy phép khai thác khoáng sản dưới biển sâu vào năm tới, do vấp phải sự phản đối của các nhóm môi trường và tổ chức quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố các lựa chọn nhân sự về chính trị-an ninh
08:14' - 02/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong các ngày 30/11 và 1/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố lựa chọn nhân sự cho các vị trí phụ trách chính trị, an ninh trong chính quyền mới.