Phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
Theo tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang tăng cao, đây cũng là lúc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải chủ động hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.
Mặc dù thị trường Trung Quốc đem tới nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro mới về kiểm soát chất lượng, lo ngại ùn ứ ở cửa khẩu vào mùa cao điểm. Đặc biệt, thời gian gần đây, Trung Quốc đã phát triển mở rộng diện tích vải thiều, thanh long, chanh leo… đe dọa sức tiêu thụ nông sản Việt Nam tại thị trường này.
Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa ký kết được nghị định thư kiểm dịch thực vật với Trung Quốc, dẫn tới tỷ lệ kiểm soát gần 100% lô hàng, ảnh hưởng tới hiệu suất xuất khẩu.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần Sông Tiền - tỉnh Tiền Giang cho hay, những năm trước việc xuất khẩu một vài container thủy sản mỗi tháng theo đường tiểu ngạch qua Trung Quốc khá dễ dàng nhưng kể từ sau dịch, việc xuất hàng theo hình thức này rất bấp bênh. Đó là chưa kể gần đây Trung Quốc siết nhập khẩu tiểu ngạch nên việc đưa hàng đi khó hơn và phải thông qua một đối tác trung gian nên đối diện với một số rủi ro trong thanh toán, khó thu tiền từ bên thứ ba. Trước thực trạng này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khuyến nghị, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc đàm phán ký Nghị định thư để nhiều loại trái cây của Việt Nam có thể được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.Đối với mặt hàng sầu riêng, cần ngăn chặn tình trạng gian lận trong việc sử dụng mã số vùng trồng, điều này sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu của sầu riêng Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cần phát triển các kho bảo quản gần cửa khẩu để đảm bảo chất lượng của trái cây xuất khẩu.
Về phía các doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật thông tin, tìm hiểu các dự báo, chính sách… để có phương án xử lý cũng như giải pháp phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro trong xuất khẩu. Các cơ quan chức năng, cơ quan thương vụ tại nước ngoài cũng cần cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị trường, chính sách nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc.Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những động thái siết chặt quản lý kiểm soát các loại dịch bệnh, do đó các hiệp hội ngành hàng cần tích cực nắm bắt thông tin, diễn biến kịp thời cảnh báo doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cần chủ động kết hợp với các đối tác nhập khẩu trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mình, bên cạnh việc nắm vững và đáp ứng tốt các yêu cầu về kiểm dịch, chất lượng của thị trường Trung Quốc…
Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu bởi Trung Quốc là thị trường rộng lớn và đông dân nhưng người dân nước họ cũng đã và đang đẩy mạnh sản xuất, trồng trọt các sản phẩm cùng loại mà Việt Nam có ưu thế xuất khẩu.Việc hợp tác trực tiếp với thương nhân Trung Quốc, chủ động kết hợp với các đối tác nhập khẩu trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mình bên cạnh việc nắm vững và đáp ứng tốt các yêu cầu về kiểm dịch, chất lượng của thị trường Trung Quốc.
Ông Lương Văn Tài, Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cho biết, trong tháng 4/2023, Quốc vụ Viện Trung Quốc đã ban hành: “Ý kiến về thúc đẩy ổn định quy mô và cơ cấu ngoại thương”; trong đó, đáng chú ý là việc sửa đổi “Biện pháp quản lý thương mại cặp chợ biên giới” nhằm tạo môi trường, chính sách đa dạng hóa thương mại cặp chợ biên giới, tăng cường nhập khẩu từ các nước lân cận. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng quy định về đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài (Lệnh 248) yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài hoàn thiện hồ sơ gia hạn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER). Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những động thái siết chặt quản lý kiểm soát các đợt dịch (dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu phi, dịch đậu mùa khỉ...) và Việt Nam cũng đã ghi nhận có ca nhiễm đậu mùa khỉ. Do đó, các hiệp hội cần tích cực nắm bắt thông tin, diễn biến dịch trên thế giới và nguy cơ lây lan trong nước để kịp thời cảnh báo doanh nghiệp sản xuất có các biện pháp tránh lây nhiễm và đẩy mạnh làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các doanh nghiệp ngành rau quả nghiên cứu khả năng đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến rau quả, một mặt nâng cao hàm lượng giá trị xuất khẩu, một mặt bắt kịp xu thế thị trường trái cây và rau quả chế biến không ngừng tăng trong những năm trở lại đây.Ông Nguyễn Văn Tài lưu ý, đối với doanh nghiệp thủy sản, cần chủ động trong việc đăng ký gia hạn xuất khẩu trên hệ thống CIFER, tránh đăng ký gia hạn vào gần thời điểm hết hạn. Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần làm tốt quản lý vùng trồng, đặc biệt là kiểm soát sinh vật gây hại trên sản phẩm./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Sẽ có thêm nhiều mã số vùng trồng sầu riêng được xuất khẩu vào Trung Quốc
17:31' - 24/05/2023
Đến nay, Việt Nam có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói sầu riêng đã được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức sang thị trường này.
-
Thị trường
Nga cân nhắc cấm xuất khẩu xăng dầu
09:39' - 24/05/2023
Các nguồn tin chính phủ và ngành xăng dầu cho biết Chính phủ Nga đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu nhiên liệu trong nước.
-
Hàng hoá
Thái Lan xuất khẩu gần 2,8 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2023
09:21' - 24/05/2023
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Anucha Burapachaisri, cho biết trong 4 tháng đầu năm nay, Thái Lan đã xuất khẩu được 2,79 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,5 tỉ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.