Quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc đối mặt những thách thức mới
Tổng hợp trong ba quý đầu năm, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 0,7%, dự kiến sẽ nằm trong số ít các quốc gia trên thế giới ghi nhận tăng trưởng dương trong cả năm.
Dẫu vậy, kinh tế Trung Quốc hiện nay vẫn trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng nhất. Hội nghị Trung ương 5 khóa 19 của nước này đã kết thúc hồi cuối tháng 10/2020, trong đó đề ra Quy hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) và Tầm nhìn 2035, nổi bật là câu chuyện phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy tuần hoàn trong nước và tuần hoàn quốc tế.
* Gián đoạn chuỗi cung ứng và an ninh kinh tế
Theo tờ Thời báo Kinh tế của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã thay đổi cấu trúc thương mại của Trung Quốc. Việc Mỹ ngăn chặn chuỗi cung ứng của Trung Quốc không chỉ làm gián đoạn chuỗi cung ứng được thiết lập trong quá khứ, mà còn gây nguy hiểm cho an ninh kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mỹ dẫn dắt thế giới tách rời khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ, dẫn dắt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm tỷ trọng đầu tư và tỷ trọng sản xuất tại Trung Quốc. Với việc một số doanh nghiệp đã sớm chọn bên đứng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng đáng kể. Trong bối cảnh đó, đại dịch COVID-19 càng làm gia tăng tốc độ “phi Trung Quốc” của doanh nghiệp.
Dù không rút khỏi nước này, doanh nghiệp cũng sẽ xem xét chuyển địa điểm, tìm đến căn cứ sản xuất đáng tin cậy khác. “Trung Quốc + 1” có thể trở thành mô hình phân công sản xuất chủ yếu trong tương lai. Hậu quả là vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc đứng trước thách thức chưa từng có.
Trong quá khứ, mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc là trung ương giữ vai trò chi phối và các địa phương cạnh tranh với nhau tuy gây ra một số vấn đề, nhưng đã thành công trong việc duy trì kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Trong bối cảnh các địa phương ở Trung Quốc ra sức cạnh tranh để thu hút đầu tư, nước này có điều kiện cải thiện công nghệ và vấn đề việc làm cũng được giải quyết.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc không còn chú trọng nhiều tới tốc độ tăng trưởng cao mà chuyển sang lấy việc nâng cấp ngành nghề làm mục tiêu chủ yếu. Bắc Kinh cũng không nhấn mạnh tới việc mở rộng quy mô mà chuyển sang theo đuổi cải tiến chất lượng.
Trung Quốc thực hiện chính sách điều chỉnh kết cấu và nâng cấp ngành nghề đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo phương thức lấy thị trường đổi lấy công nghệ nhằm thu hút những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao tới Trung Quốc đầu tư.
Trong quá trình thúc đẩy nâng cấp ngành nghề, Bắc Kinh đã rót nhiều tài nguyên cho doanh nghiệp trong nước, từ đó hình thành xu thế cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc cũng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ, chỉ đạo hoạt động mua bán sáp nhập và can thiệp hành chính để giành lấy công nghệ cần thiết. Những biện pháp trái với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) này đã khiến Trung Quốc trở thành quốc gia có tần suất bị kiện tương đối cao trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Tuy nhiên, những vụ việc công khai chỉ là phần nhỏ so với các vụ việc còn tiềm ẩn. Ngoài ra, do trình tự kéo dài trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các biện pháp trừng phạt không đủ sức răn đe đã khiến Mỹ phải sử dụng luật pháp của mình để trừng phạt Trung Quốc và toàn lực bao vây ngăn chặn chiến lược “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”, dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
* Mỹ sẽ tiếp tục coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh
Trong tương lai, dù ai làm Tổng thống, Mỹ sẽ tiếp tục coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh. Điều đáng quan tâm là đa số quốc gia trên thế giới đều đứng về phía Mỹ, sẽ hình thành nên sự cạnh tranh giữa hai hệ thống lớn là Mỹ và Trung Quốc.
Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, Bắc Kinh đang tích cực củng cố thị trường nhu cầu trong nước, lấy tiêu dùng, đầu tư và thị trường nội địa là động lực chính; ngoài ra, nước này cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng mới trong nước để củng cố sức khỏe kinh tế.
Với quy mô kinh tế hiện nay, việc Trung Quốc sử dụng thị trường trong nước để thúc đẩy tăng trưởng là một phương thức đúng đắn, nhưng đây chỉ có thể được coi là sách lược ngắn hạn. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn của Trung Quốc đến từ việc nâng cấp công nghệ. Giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tồn tại một khoảng cách đáng kể về công nghệ.
Mỹ đang triệt để áp chế chiến lược "Made in China 2025" (Chế tạo tại Trung Quốc 2025). Trong tương lai, khi hai cường quốc kinh tế lớn đã tách bạch phe phái, Trung Quốc càng khó có thể vượt qua sự phong tỏa của Mỹ.
Trong tương lai, Trung Quốc không chỉ phải thay đổi chính sách kinh tế, mà còn phải thay đổi cả phương pháp và càng cần phải điều chỉnh tâm lý. Đặc biệt, việc Chính phủ Trung Quốc ngang nhiên can thiệp vào các doanh nghiệp như trước đây sẽ không còn khả thi nữa.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn hy vọng thu hút vốn và công nghệ để phát triển kinh tế bằng cách thiết lập các đặc khu kinh tế và khu thương mại tự do trong quá khứ. Trong tương lai, mô hình này sẽ không dễ tái diễn thành công vì Mỹ toàn lực phòng ngừa và môi trường tổng thể đã thay đổi.
Trung Quốc sắp bước vào thời kỳ của Quy hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14. Trước tình hình kinh tế và thương mại quốc tế không mấy thân thiện, sự tiếp diễn của đại dịch COVID-19 và xu hướng cạnh tranh của các ngành công nghệ cao, vấn đề đặt ra là làm sao Trung Quốc vươn lên từ cơ chế tự chủ sáng tạo và môi trường đầy nhân tố không xác định.
Ngoài ra, nhiệm kỳ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc sẽ bắt đầu vào năm 2023. Việc Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình có kéo dài nhiệm kỳ hay không cũng là một biến số lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc thế nào có thể thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” thành công trong tương lai sẽ là một thử nghiệm lớn đối với Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật số
19:17' - 14/11/2020
Theo Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN ước tính sẽ tăng từ 1,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 lên 8,5% GDP vào năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Nhu cầu của Trung Quốc tăng cao đang tái định hình thị trường ngũ cốc toàn cầu
05:30' - 14/11/2020
Hoạt động thu mua ngũ cốc ồ ạt đã khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, phá vỡ các kỷ lục trước đó và đánh dấu sự thay đổi lớn trong hình ảnh của Trung Quốc.
-
Tài chính
Tổng thống Trump ký sắc lệnh hạn chế đầu tư vào Trung Quốc
07:58' - 13/11/2020
Theo hãng tin AFP, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/11 đã ký một sắc lệnh hành pháp hạn chế các thương vụ đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc có liên quan đến quân đội và bộ máy an ninh.
-
Công nghệ
Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các "đại gia" Internet
06:30' - 13/11/2020
Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) vừa ban hành dự thảo các quy định chống độc quyền, báo hiệu một cuộc kiểm soát chặt chẽ hơn các "đại gia" Internet.
-
Ý kiến và Bình luận
Boeing: Trung Quốc là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng hàng không toàn cầu
20:13' - 12/11/2020
Hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ ngày 12/11 dự báo Trung Quốc sẽ mua hơn 8.600 máy bay mới trị giá 1.400 tỷ USD trong hai thập kỷ tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận hải quan giữa Ukraine và Ba Lan mở đường cho hàng hóa vào EU
17:32' - 23/05/2022
Thỏa thuận đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda thống nhất tại cuộc họp song phương cùng ngày ở thủ đô Kiev.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy LNG tại Na Uy sẽ nối lại hoạt động từ ngày 27/5
12:31' - 23/05/2022
Công ty điều hành hệ thống khí đốt Na Uy Gassco cho biết nhà máy Hammerfest LNG của nước này dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào ngày 27/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp nhận đợt vận chuyển sữa công thức đầu tiên từ châu Âu
10:10' - 23/05/2022
Ngày 22/5, Nhà Trắng thông báo một máy bay quân sự chở chuyến sữa công thức đầu tiên từ châu Âu đã hạ cánh xuống sân bay tại Indianapolis, bang Indiana của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến đạt 7 tỷ USD
08:31' - 23/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022, tăng đáng kể so với tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Senegal thúc đẩy hợp tác khai thác khí đốt
08:04' - 23/05/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall về hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức
07:59' - 23/05/2022
Ngày 23/5, lãnh đạo Công đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc "gặp khó" bởi chiến lược "Không COVID"
06:30' - 23/05/2022
Báo Le Monde mới đây có bài viết cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả nặng nề do chính sách phong tỏa được áp đặt ở một số thành phố lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị APEC kết thúc sau khi đàm phán về lương thực, năng lượng và chuỗi cung ứng
20:09' - 22/05/2022
Ngoài vấn đề Nga-Ukraine, Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tham gia APEC đã thảo luận về các vấn đề như an ninh lương thực, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ
18:56' - 22/05/2022
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với thương mại toàn cầu.