Quan hệ Malaysia - Trung Quốc “dậy sóng” vì 1MDB
Sau khi chính quyền Najib bị lật đổ thông qua cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14 (GE14) vào ngày 9/5/2018, chính phủ mới do ông Mahathir Mohamad làm Thủ tướng đã quyết định hủy một số dự án lớn do Trung Quốc đầu tư.
Trong đó đáng chú ý là dự án đường sắt kết nối bờ biển phía Đông Malaysia (ECRL) và hai dự án đường ống dẫn dầu khí với tổng giá trị lên tới hơn 22 tỷ USD. Tuy hai bên đều xử lý vấn đề trên cơ sở nền tảng tình hữu nghị Malaysia-Trung Quốc, nhưng kỳ thực quan hệ hai nước đã trở nên lạnh nhạt khá nhiều. Năm 2015, Wall Street Journal là một trong những cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về vụ bê bối 1MDB. Sự việc vỡ lở là một đòn đánh mạnh vào uy tín cá nhân ông Najib, trở thành một trong những nguyên nhân khiến Mặt trận Quốc gia (BN) do ông Najib lãnh đạo thất bại trước PH trong GE14 sau 61 năm cầm quyền liên tục. Ngày 7/1 vừa qua, tờ Wall Street Journal tiếp tục gây chấn động khi dẫn nội dung một cuộc họp cho thấy trong thời gian BN cầm quyền, vào năm 2016, phía Trung Quốc đã đưa ra điều kiện giúp phía Malaysia giải quyết vấn đề khó khăn mà 1MDB đang vấp phải nhằm đổi lấy việc phía Trung Quốc được nhận thầu xây dựng dự án ECRL và dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên ở Sabah.Nói cách khác, thông qua việc thực hiện một số dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), phía Trung Quốc sẽ giúp phía Malaysia giảm gánh nặng nợ mà 1MDB gây ra.Phản ứng trước thông tin do tờ Wall Street Journal đăng tải, cả cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaysia đều đã lên tiếng bác bỏ. Doanh nhân lưu vong Low Taek Jho cũng thông qua luật sư riêng bác bỏ vai trò của mình trong vụ việc như tờ Wall Street Journal đăng tải.Về phía chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng nhấn mạnh sẽ kiểm tra xem thông tin trên tờ Wall Street Journal có đúng hay không hoặc tồn tại yếu tố tham nhũng hay không. Ông Lim Guan Eng cho biết bản thân cũng thấy rằng đầu tư cho các dự án nêu trên phình to bất thường, nhưng có tồn tại vấn đề như tờ Wall Street Journal nêu ra hay không thì cần phải thẩm tra. Theo tờ Đông Phương nhật báo, hiện nay tính chính xác của thông tin đăng tải trên tờ Wall Street Journal vẫn chưa được xác thực, nhưng đã trở thành vấn đề mà hai Chính phủ Malaysia và Trung Quốc không thể né tránh, thời gian tới sẽ không ngừng bị truy hỏi. Các bên sẽ quan sát xem Malaysia và Trung Quốc phản ứng như thế nào và vụ việc rõ ràng đã đặt quan hệ hai nước trước áp lực mới.Xem xét vụ bê bối 1MDB sẽ thấy quá trình mở rộng của nó, ban đầu là cáo buộc hàng trăm triệu USD "chảy" vào tài khoản cá nhân của ông Najib, sau đó đến đời sống xa hoa của gia đình Najib, tiếp đó là vấn đề tiền của 1MDB bị đem ra sử dụng vào việc khác rồi nổi lên câu chuyện Low Taek Jho rửa tiền và mạng lưới rửa tiền xuyên qua nhiều quốc gia, dính líu tới lãnh đạo các nước như Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, ngân hàng đầu tư nổi tiếng, minh tinh Hollywood… Cùng với sự phát triển của vụ bê bối, việc 1MDB đóng vai trò như thế nào trong quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc cũng dần dần trở thành tiêu điểm quan tâm chú ý, khiến việc xử lý quan hệ hai nước càng trở nên phức tạp. Từ phản ứng của Thủ tướng Mahathir và phát ngôn chính thức của phía Malaysia có thể thấy chính phủ do PH lãnh đạo muốn làm nhạt nhòa ảnh hưởng của vụ bê bối hoặc việc hủy bỏ dự án đối với quan hệ hai nước, không ngừng nhấn mạnh sự coi trọng trong quan hệ với Trung Quốc cũng như thị trường Trung Quốc.Đồng thời với việc hủy dự án đầu tư của Trung Quốc, ông Mahathir đã biểu thị sự ủng hộ và mong muốn tham gia BRI, nhanh chóng thăm Trung Quốc để giải thích. Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cũng tuyên bố dự án đầu tư của Trung Quốc là do chính quyền cũ ký kết, không thể chỉ trách cứ phía Trung Quốc. Giờ đây, những phản ứng như vậy có thay đổi hay không cũng là điều đáng chú ý. Malaysia và Trung Quốc có mối liên hệ và hợp tác sâu sộng trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng và cơ hội mang lại từ sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều mà Malaysia không thể xem nhẹ, dù là chính phủ nào thì cũng sẽ không mạo hiểm trở thành thù địch với Trung Quốc. Đồng thời, việc làm thế nào để vỗ về những người lâu nay chống Trung Quốc hoặc vì vụ bê bối 1MDB mà bỏ phiếu cho đảng PH kỳ thực cũng là một khảo nghiệm không nhỏ đối với chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad. Nói cách khác, vụ bê bối 1MDB đã trở thành khó khăn trong quan hệ Malaysia-Trung Quốc, làm thế nào để vượt qua trong bối cảnh hai nước cần phải tiếp tục tiến lên sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao phụ thuộc vào trí tuệ ngoại giao và thành ý hợp tác của chính phủ hai nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc lạc quan về dự án đường sắt tại Malaysia sẽ được "hồi sinh"
18:19' - 03/01/2019
Trung Quốc vẫn lạc quan về việc Dự án đường sắt kết nối bờ biển phía Đông (ECRL) tại Malaysia sẽ được "hồi sinh", đồng thời hy vọng sẽ có được một giải pháp hai bên cùng có lợi trong vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia muốn Goldman Sachs hoàn trả 7,5 tỷ USD
08:32' - 22/12/2018
Bộ Tài chính Malaysia cho rằng Goldman phải trả lại 6,5 tỷ USD sau 3 đợt phát hành trái phiếu của 1MDB, cộng với 1 tỷ USD "bỏ túi" từ phí giao dịch liên quan đến quỹ 1MDB
-
Ngân hàng
Goldman Sachs cáo buộc Malaysia trong vụ 1MDB
15:28' - 18/12/2018
Ngày 18/12, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ cáo buộc chính quyền của cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia 1MDB, do ông Najib thành lập, lừa đảo ngân hàng này.
-
Ngân hàng
Malaysia cáo buộc hình sự với Goldman Sachs trong vụ 1MDB
17:57' - 17/12/2018
Malaysia đã cáo buộc hình sự đối với ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ và 2 cựu nhân viên ngân hàng này liên quan đến cuộc điều tra tham nhũng và rửa tiền tại Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia MDB.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này