Quan hệ Mỹ - Trung trước nguy cơ chiến tranh thương mại
Ngày 14/8, Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh cho Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer mở cuộc điều tra để xác định xem chính sách thương mại của Trung Quốc có gây tác hại cho các công ty Mỹ về mặt sở hữu trí tuệ hay không.
Quan ngại chủ yếu của Washington là cơ chế liên doanh mà Bắc Kinh áp đặt lên các công ty Mỹ: đổi lấy việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, các công ty này phải chấp nhận chia sẻ một phần kỹ năng công nghệ của họ cho các đối tác Trung Quốc. Quá trình rà soát sơ bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Ông Donald Trump từ lâu đã nói về việc Mỹ bị thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Tổng mậu dịch song phương có trị giá 648 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng Mỹ bị thâm hụt gần 310 tỷ USD. Người ta cho rằng một phần thâm hụt đó là vì các doanh nghiệp Trung Quốc đang nhái lại các sản phẩm và ý tưởng của Mỹ và bán lại hàng sang Mỹ với giá thấp hơn hoặc ép để hàng Mỹ không xuất được vào được thị trường Trung Quốc. Ủy ban về theo dõi sở hữu trí tuệ bị đánh cắp của Mỹ ước tính rằng tổn thất hàng năm mà nền kinh tế Mỹ phải chịu vì vấn nạn hàng giả, phần mềm lậu và thực trạng đánh cắp bí mật thương mại là từ khoảng 225 tới 600 tỷ USD. Ủy ban này nói rằng Trung Quốc là nước vi phạm sở hữu trí tuệ chính trên thế giới và rằng Trung Quốc chiếm 87% các mặt hàng giả đi vào thị trường Mỹ. Trong tháng 11/2015, Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia nói hoạt động gián điệp kinh tế qua xâm nhập mạng gây thiệt hại 400 tỷ USD mỗi năm. Trong khi hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và vi phạm bản quyền là vấn đề lớn, động thái điều tra như vậy có thể khiến Trung Quốc có biện pháp trả đũa, theo chuyên gia Deborah Elms từ Trung tâm Thương mại châu Á. Bà Elms nói sẽ có thiệt hại cho cả Mỹ và nếu bà có công ty ở Trung Quốc thì bà sẽ rất lo lắng. Để đáp trả, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 15/8, ra thông cáo đe dọa sẽ trả đũa Mỹ. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump “gieo gió” và có nguy cơ sẽ “gặt bão”. Bộ Thương mại Trung Quốc đã cho biết nước này sẽ không khoanh tay ngồi yên nếu Mỹ gây tổn hại đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Trước đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, cũng đã tuyên bố rằng “một cuộc chiến tranh thương mại sẽ chẳng đi đến đâu, sẽ chẳng có bên nào thắng, mà bên nào cũng sẽ thua”.Tờ “Minh báo”, nhật báo có quan điểm trung lập của Hong Kong 16/8, dẫn lời Phó Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Kim Sán Vinh thừa nhận Mỹ khởi động điều tra thương mại nhằm vào Trung Quốc là hành động tất nhiên.Chuyên gia Kim Sán Vinh phân tích rằng do đường lối nắm quyền của ông Trump là chấn hưng nền kinh tế Mỹ, dẫn đến Chính phủ Mỹ hiện nay luôn coi trọng những số liệu kinh tế. Trong bối cảnh thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ luôn ở mức cao, điều này khiến Mỹ tìm mọi cách giảm bớt thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc.
Hơn thế, khi tranh cử, ông Trump cam kết sẽ áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn và lần này khởi động điều tra thương mại nhằm vào Trung Quốc chính là nhằm giải tỏa sức ép của những người ủng hộ ông bên trong nước Mỹ, đồng thời cũng là hành động thể hiện thái độ của Tổng thống trong quan hệ với Trung Quốc.Chuyên gia Kim Sán Vinh nêu rõ do trước đó phía Mỹ đã đưa ra “cái giá” quá cao trong đàm phán kinh tế vòng một thuộc kế hoạch đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ - Trung, dẫn đến những kỳ vọng của phía Mỹ có phần rơi vào tình trạng thất vọng và phía Mỹ khởi động điều tra thương mại nhằm vào Trung Quốc là điều đã được dự liệu từ trước.
Về vấn đề liệu phía Mỹ có gắn vấn đề thương mại Mỹ - Trung với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, mưu đồ thông qua điều tra thương mại để gây sức ép với Trung Quốc hợp tác với Mỹ hơn nữa trong giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chuyên gia Kim Sán Vinh cho rằng, mối quan hệ giữa hai vấn đề này là không lớn. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền nước Mỹ, phía Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều nhượng bộ trong trao đổi thương mại với Mỹ. Thế nhưng, cũng cần nhìn nhận rõ thực tế là, kết cấu thương mại và môi trường thương mại của Trung Quốc hiện nay không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nước Mỹ, cho nên Bắc Kinh không sợ Washington điều tra.Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Đức và Canada cũng đã lần lượt bày tỏ quan ngại về hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Theo một cuộc thăm dò mới đây, phần lớn người dân Canada phản đối việc bán những công ty công nghệ cao cho Trung Quốc. Nhiều người cũng không thích việc Ottawa vội vàng đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Bắc Kinh. Trong khi đó, báo chí Canada thời gian gần đây xuất hiện nhiều bài viết phân tích về những nguy cơ trong các thương vụ thâu tóm gần đây của các công ty Trung Quốc. Theo cuộc thăm dò do trung tâm nghiên cứu Nanos thực hiện và mới được công bố, cứ trong bốn người Canada được hỏi thì có tới ba người phản đối việc chính phủ bán các công ty công nghệ cao cho Trung Quốc, vì lo ngại sẽ làm nguy hại an ninh quốc gia. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ Canada đã đồng ý bán ba công ty cho Trung Quốc, bao gồm công ty kinh doanh nhà ở và dịch vụ chăm sóc người cao tuổi lớn nhất tỉnh British Columbia (cho phép Trung Quốc từng bước đặt chân vào thị trường y tế và bảo hiểm Canada), công ty viễn thông Norsat International Inc. (cho phép Trung Quốc tiếp cận với những công nghệ tiên tiến giúp ích cho quân đội) và ITF Technologies Inc. (làm suy yếu lợi thế về công nghệ của quân đội phương Tây trước Trung Quốc).Norsat International Inc. có trụ sở tại thành phố Vancouver thuộc tỉnh British Columbia, chuyên cung cấp hệ thống vệ tinh quân đội cho Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số nước khác. Norsat International Inc. sẽ được bán cho công ty viễn thông Hytera Communications Corp. (có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc) với giá 70,6 triệu USD, cao hơn mức giá đề nghị 67,3 triệu USD của Quỹ phòng hộ Privet (Mỹ). Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố sẽ cho xem xét lại toàn bộ hợp đồng đã ký với Norsat sau khi công ty này được trao vào tay Hytera Communications Corp., một công ty từng bị cáo buộc đánh cắp công nghệ của Mỹ.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hối thúc Mỹ rút lại biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các doanh nghiệp
11:45' - 24/08/2017
Trung Quốc ngày 23/8 hối thúc Mỹ rút lại các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc với cáo buộc các doanh nghiệp này ủng hộ CHDCND Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hai "ông lớn" cùng phản đối các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ
07:49' - 23/08/2017
Nga và Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào 16 công ty và cá nhân của Trung Quốc và Nga với cáo buộc liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách "nước Mỹ là trên hết" sẽ khiến các đồng minh tìm kiếm các thị trường mới
13:26' - 22/08/2017
Theo chuyên gia Josef Braml của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Đức, chính sách "Nước Mỹ là trên hết" sẽ thúc đẩy Đức và thậm chí là châu Âu mở rộng quan hệ thương mại với các khu vực thịnh vượng ở châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ điều tra vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ đối với Trung Quốc
10:09' - 19/08/2017
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer ngày 18/8 thông báo bắt đầu điều tra xem Trung Quốc có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty Mỹ hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.