Quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng
Tại buổi tọa đàm trực tuyến tham vấn ý kiến ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng diễn ra ngày 21/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường của hệ thống tổ chức tín tăng trưởng đều qua các năm, đến nay đã chiếm hơn 17% trên tổng dư nợ của nền kinh tế.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, qua tổng kết, đánh giá trong giai đoạn 2014-2020, đa số các tổ chức tín dụng đã nhận thức được nguy cơ rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng.Nhiều tổ chức tín dụng đã chủ động hợp tác, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế, để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường cho một số hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, ban hành các chính sách về môi trường, về cấp tín dụng xanh của tổ chức tín dụng.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân.
Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển bền vững như cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc; ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; đồng thời đã xây dựng Chiến lược, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, ngành ngân hàng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc "xanh hóa" dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững.Từ năm 2015, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản định hướng hoạt động ngân hàng vào lĩnh vực xanh, hạn chế dòng vốn vào những dự án có nguy cơ tác động xấu tới môi trường, thông qua việc Ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng;
Ban hành Sổ tay hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường và xã hội đối với 15 ngành kinh tế làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức tín dụng phục vụ thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng; tham gia mạng lưới ngân hàng bền vững để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về các chính sách phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.Thông tư của Ngân hàng nhà nước dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022, cùng với thời điểm hiệu lực của Luật bảo vệ môi trường và có tính bắt buộc thực hiện đối với tất cả các tổ chức tín dụng. Nội dung quy định tại Thông tư là lĩnh vực mới, liên quan nhiều đến các yếu tố kỹ thuật về môi trường và có tác động lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc IFC Khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia nhận định, tài chính xanh và bền vững là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để có đạt được mục tiêu của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu cũng như các mục tiêu về phát triển bền vững. Hệ thống ngân hàng sẽ là trọng tâm của quá trình phát triển bền vững và các hành động về biến đổi khí hậu. Ngành tài chính – ngân hàng cần nhìn nhận tài chính bền vững là một hoạt động kinh doanh tốt và hiệu quả, một mặt tài chính bền vững sẽ giúp giảm thiểu rủi ro một cách mạnh mẽ, để học cách tính toán đến các tác động của biến đổi khí hậu và cạn kiệt về tài nguyên đối với lợi nhuận dài hạn của danh mục đầu tư và cho vay của ngân hàng. Ông Kyle Kelhofer cũng chia sẻ kinh nghiệm của IFC trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về hoạt động để quản lý bền vững về môi trường và xã hội trong các khoản đầu tư của IFC vào các thị trường mới nổi.Những tiêu chuẩn này là một khuôn khổ quản lý rủi ro mạnh mẽ và được áp dụng rộng rãi và cũng thay đổi cách thức nhìn nhận của ngành ngân hàng đối với rủi ro phi tài chính và phân bổ tài chính trên các thị trường mới nổi.
IFC cũng đề nghị tất cả các khách hàng, đặc biệt khách hàng là ngân hàng để có thể thiết lập được hệ thống quản lý môi trường và xã hội bao gồm các thủ tục cam kết quản lý, phân định vai trò và trách nhiệm cũng như các hướng dẫn mà một tổ chức sẽ cần tuân thủ để rà soát và quản lý các vấn đề về môi trường – xã hội cũng như các rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư đó./.Tin liên quan
-
Tài chính
IMF đạt thỏa thuận với Ukraine để kích hoạt một đợt tín dụng mới
10:37' - 19/10/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ukraine ngày 18/10 đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về cải cách kinh tế, và diễn biến này sẽ giúp Ukraina nhận được khoản vay trị giá 700 triệu USD.
-
Ngân hàng
Vietcombank hoàn thành 98% kế hoạch tín dụng cả năm
17:52' - 15/10/2021
Tính đến hết quý III/2021, dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 923.385 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5% so với cuối năm 2020 và hoàn thành ở ngưỡng 98% kế hoạch cả năm.
-
Ngân hàng
Lấy ý kiến quy định mới ngăn ngừa các tổ chức tín dụng che giấu nợ xấu
14:08' - 14/10/2021
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015 quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
CAF duyệt gói tín dụng 2,6 tỷ USD hỗ trợ phát triển hạ tầng ở Argentina
09:10' - 14/10/2021
Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh (CAF) lên kế hoạch giải ngân gói tín dụng trị giá 2,67 tỷ USD để tài trợ các dự án xã hội, công nghệ và cơ sở hạ tầng tại quốc gia Mỹ Latinh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30'
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.