Quản lý thị trường sẽ giám sát hoạt động của thương lái, nhà cung cấp lớn thịt lợn
Để tránh tình trạng tăng giá bất hợp lý mặt hàng thịt lợn, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng quản lý thị trường sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của thương lái, các nhà cung cấp lớn, các đơn vị phân phối lớn thịt lợn.
*Giá thịt lợn vẫn cao Sau 3 ngày các doanh nghiệp chăn nuôi lớn điều chỉnh giá, hiện nay, giá thịt lợn hơi trên thị trường đã chững lại, nhưng vẫn ở mức từ 76.000 - 80.000 đồng/kg. Tại chợ truyền thống, giá thịt lợn vẫn chưa giảm, mặc dù nhu cầu mua thực phẩm người dân không cao. Khảo sát tại một số hệ thống siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho thấy giá thịt lợn vẫn đứng ở mức cao. Tại hệ thống siêu thị BigC thịt nạc xay 165.000 đồng/kg, móng giò 131.000 đồng/kg, rọi 171.000 đồng/kg, tai, lưỡi 178.000 - 180.000 đồng/kg, mông sấn 147.000 đồng/kg, bắp giò 155.000 đồng/kg... Trong khi đó, giá thịt lợn trong sáng 3/4 tại các chợ như: Chợ Phùng Khoang (quận Thanh Xuân), chợ Hà Đông, chợ Thành Công, chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Xuân La (Tây Hồ), Trại Găng (Hai Bà Trưng) vẫn dao động quanh mức từ 140.000– 170.000 đồng/kg. Cụ thể giá thịt rọi ở mức 160.000 đồng/kg, thịt nạc vai giá 170.000 đồng/kg, mông sấn ở mức 140.000 – 150.000 đồng/kg, móng giò 120.000 đồng/kg, sườn, nạc vai 150.000 đồng/kg, sụn 200.000 đồng/kg. Cao nhất là tim 250.000 đồng/kg. Mức giá này vẫn khá cao và không giảm so với những ngày trước. Chị Nguyễn Thị Oanh, ở Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng cho biết, nghe các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nói giá thịt lợn sẽ giảm từ ngày 1/4, nhưng đến hôm nay đi chợ Trại Găng (quận Hai Bà Trưng) thấy giá thịt lợn vẫn chưa giảm, như giá thịt nạc thăn 150.000 đồng/kg, sườn non 180.000 đồng/kg, rọi 200.000 đồng/kg... Giải thích lý do giá thịt vẫn giữ ở mức giá cao, bác Phạm Thị Nụ, tiểu thương bán thịt tại chợ Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng) cho biết, hiện giá lợn móc hàm nhập ở lò mổ vẫn chưa giảm, dao động từ 115.000 – 117.000 đồng/kg. Do đó, giá thịt lợn phải bán từ 140.000 – 170.000 tiểu thương mới có lãi. Mặc dù 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn cam kết đưa giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4/2020 và quyết tâm đến cuối quý II và quý III của năm 2020 sẽ đưa giá xuống mức 65.000 – 60.000 đồng/kg nhưng việc tiếp cận nguồn hàng là hết sức khó khăn. Các tiểu thương kinh doanh thịt lợn cho rằng, mặc dù các công ty chăn nuôi cam kết đưa giá lợn hơi về mức giá 70.000 đồng/kg nhưng tiểu thương khó tiếp cận với nguồn hàng này nên hiện tại vẫn phải mua lợn trong dân với giá 81.000 – 82.000 đồng/kg. Nếu mức giá lợn hơi 70.000 đồng/kg thì giá lợn thịt tương đương sẽ dao động từ 110.000 – 120.000 đồng. Với giá trên 80.000 đồng/kg như hiện nay đương nhiên giá thịt lợn dao động 150.000 - 170.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Đông cho biết thêm, mặc dù doanh nghiệp cung ứng thịt lợn cho hệ thống siêu thị đã giảm giá đầu vào nhưng ở mức khá thấp chỉ 2-4%. Chẳng hạn, trước đây giá thịt lợn đầu vào của siêu thị Co.opmart là 145.000 đồng/kg, đến ngày 1/4 doanh nghiệp giảm xuống còn 140.000 đồng/kg. Còn theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, ghi nhận việc 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá lợn hơi, song ông Phú cũng cho rằng, cần phải cắt giảm khâu trung gian phân phối bán lẻ thì giá lợn hơi mới có thể giảm về mức lý tưởng từ 45.000 - 50.000 đồng/kg. Tại “thủ phủ chăn nuôi” Đồng Nai, Sở Công Thương tỉnh này cho hay, giá lợn hơi ngày 3/4 do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. công bố ở mức 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán ra tại một số doanh nghiệp khác, đặc biệt là các trang trại của người dân vẫn ở mức từ 72.000 – 78.000 đồng/kg. Cụ thể, giá lợn bán ra tại Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu là 72.000 đồng/kg; giá lợn bán tại các trang trại thuộc huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc từ 77.000 – 78.000 đồng/kg. Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Sở đã mời một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên địa bàn nhằm kêu gọi, vận động doanh nghiệp cùng chung tay bình ổn giá thịt lợn. Các doanh nghiệp hứa sẽ giảm giá lợn xuống 70.000 đồng/kg từ tháng 4/2020. Theo ông Vinh, sau đợt dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn, hiện lượng lợn nuôi trong dân còn rất ít (khoảng 15% so với tổng đàn), số còn lại là từ các công ty, tập đoàn chăn nuôi. Đối với lượng lợn do người dân nuôi, sau đợt dịch những trang trại chăn nuôi quy mô lớn còn duy trì được nhưng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không còn. Theo Sở Công Thương Đồng Nai, giá thịt lợn bán tại các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn hiện vẫn duy trì ở mức khá cao. Thịt lợn nạc giá 150.000 đồng/kg, thịt đùi 140.000 đồng/kg, thịt rọi 180.000 đồng/kg. Trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn của Đồng Nai đạt hơn 2,5 triệu con; trong đó, có 25% là chăn nuôi nhỏ lẻ, số còn lại là quy mô trang trại lớn. Đến nay, tổng đàn lợn tại Đồng Nai giảm xuống còn gần 2 triệu con. Mỗi ngày lượng lợn Đồng Nai tiêu thụ tại địa phương khoảng 2.000 con; tiêu thụ tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ khoảng 6.500 – 7.000 con. *Giám sát hoạt động của thương lái Trước bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến nhiều mặt hàng trên thị trường bị đẩy giá tăng cao; trong đó, có mặt hàng thịt lợn, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định: Không chỉ bây giờ mà ngay từ tháng 9/2018 khi mà dịch bệnh tả lợn châu Phi chưa xuất hiện tại Việt Nam, Tổng cục Quản lý thị trường đã chú trọng chỉ đạo, tăng cường các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra tại đầu mối giao thông, các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn, chú trọng các địa bàn đông dân cư, các khu công nghiệp.Điều này nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh, vận chuyển thịt lợn, sản phẩm thịt lợn, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch. Theo đó, các hành vi vi phạm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đối với Cục Quản lý thị trường các tỉnh có đường biên giới, đặc biệt là các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên và Quảng Ninh... phối hợp với các đơn vị chức năng như: Công an, Hải quan, Biên phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... tổ chức giám sát chặt chẽ tại khu vực giáp cửa khẩu, đường mòn, lối mở nhằm ngăn chặn việc vận chuyển thịt lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ tại Việt Nam. Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã có văn bản yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý việc xuất lậu lợn qua biên giới và buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc hoặc bất hợp pháp trên thị trường. Đồng thời, tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã đồng loạt tăng cường kiểm tra tại các đầu mối giao thông, các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn.Theo đó, chú trọng vào các địa bàn đông dân cư, chợ, các khu công nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh, vận chuyển thịt lợn, sản phẩm từ thịt lợn, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
Cùng với đó, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển thịt lợn mắc bệnh, không rõ nguồn gốc, xuất phát từ vùng dịch, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y. Ngoài ra, các lực lượng chức năng đã tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, chặn đứng các đường dây, ổ nhóm có nguy cơ xảy ra gian lận thương mại, trực chống buôn lợn lậu 24/24 giờ, dựng lán, lập chốt hai bên cánh gà cửa khẩu để ngăn chặn xuất lợn lậu qua đường biên mậu. Theo Tổng cục Quản lý thị trường, giá thịt lợn tăng nhanh như hiện nay có nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong nước từ ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Do đó, lực lượng quản lý thị trường sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của thương lái, các nhà cung cấp lớn, các đơn vị phân phối lớn thịt lợn. Từ đó, kiểm soát vấn đề nhập lậu, xuất lậu, gian lận thương mại, đầu cơ, găm hàng đối với mặt hàng thịt lợn nhằm bảo vệ người tiêu dùng và người chăn nuôi trong nước. Mặt khác, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chăn nuôi, kinh doanh thịt lợn để chung tay vì sự phát triển của ngành chăn nuôi và lợi ích người tiêu dùng. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục thực hiện các đợt kiểm tra cao điểm dịp sau Tết Nguyên đán theo văn bản số 2248/TCQLTT-THKHTC ngày 07/11/2019 của Tổng cục Quản lý thị trường, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm; trong đó có thịt lợn, sản phẩm từ lợn, thịt gia súc, gia cầm./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá thịt lợn vẫn ở mức cao do còn nhiều khâu trung gian
17:29' - 03/04/2020
Theo ghi nhận, giá thịt lợn tại các chợ trong ngày 3/4 vẫn ở mức cao. Các chuyên gia cho biết, giá thịt lợn vẫn ở mức cao do còn qua nhiều khâu trung gian.
-
Hàng hoá
Kiên Giang: Giá thịt lợn chưa có dấu hiệu giảm
16:41' - 02/04/2020
Sau một ngày cách ly toàn xã hội, ngày 2/4, tại các chợ trung tâm thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), giá các mặt hàng nhu yếu phẩm đều bình ổn, nhưng giá thịt lợn dao động từ 120.000 - 180.000 đồng/kg.
-
Hàng hoá
Giá thịt lợn vẫn ở mức cao, lợn hơi có hạ nhiệt
12:18' - 02/04/2020
Giá lợn hơi, hôm nay ở nhiều địa phương đã hạ nhiệt, tuy nhiên, mức giá vẫn còn khá cao so với giá của các doanh nghiệp lớn bán ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện phát triển hệ sinh thái blockchain và AI tại Việt Nam
21:49' - 23/04/2025
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái công nghệ, bao gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á.
-
Thị trường
Thuế Mỹ "giáng đòn" vào ngành gạo Thái Lan
20:50' - 23/04/2025
Bà Daeng Donsingha, một nông dân Thái Lan, đã lo lắng cho gia đình chín người của mình khi giá gạo ở quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai này giảm trong năm nay, sau khi Ấn Độ nối lại xuất khẩu.
-
Thị trường
Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
18:23' - 23/04/2025
Indonesia đã từ chối lời đề nghị mua gạo từ Malaysia. Bộ trưởng Nông nghiệp giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn đảm bảo dự trữ trong nước.