Quốc hội Nhật Bản bắt đầu thảo luận về hiệp định RCEP
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 2/4, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc có thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay không.
Hiệp định RCEP được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác của khối gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Hiệp định đã được các nước này ký kết vào tháng 11/2020. RCEP sẽ có hiệu lực sau khi có ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN cùng với 3 quốc gia đối tác phê chuẩn.
Sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 61% thuế đối với nông sản nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn sẽ giữ nguyên thuế đối với 5 nhóm hàng được cho là nhạy cảm về chính trị ở nước này, gồm gạo, lúa mỳ, các sản phẩm sữa, đường, thịt lợn và thịt bò.
Ở chiều ngược lại, các quốc gia khác sẽ cắt giảm 91,5% thuế đối với các hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản. Đáng chú ý, RCEP sẽ giúp loại bỏ thuế đối với các mặt hàng động cơ xe điện, linh kiện pin xe điện và các sản phẩm thép nhập khẩu từ Nhật Bản. Trong khi đó, mức độ dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ ở các mức từ 81-88% tùy từng quốc gia.
Trong báo cáo công bố hồi cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản ước tính RCEP có thể sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng thêm khoảng 15.000 tỷ yen (tương đương khoảng 2,7%) so với GDP thực tế của tài khóa 2019 (kết thúc vào 31/3/2020), đồng thời tạo thêm khoảng 570.000 việc làm mới.
Điều này có nghĩa RCEP có tác động lớn hơn đối với tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế của nước này với Liên minh châu Âu (JEEPA). Ước tính CPTPP và JEEPA giúp GDP của Nhật Bản tăng tương ứng 1,5% và 1%.
Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, RCEP sẽ chiếm khoảng 46% tổng kim ngạch thương mại của Nhật Bản, trong khi CPTPP và EJEPA chiếm tương ứng 15% và 12%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy tắc xuất xứ của RCEP "dễ thở" hơn cho ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
14:21' - 24/03/2021
Hiệp định RCEP có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nhờ quy tắc xuất xứ "dễ thở" hơn so với các hiệp định thương mại tự do khác.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP
20:39' - 08/03/2021
Ngày 8/3, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) thông báo chính phủ nước này đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
-
Ý kiến
RCEP và câu chuyện không mới của doanh nghiệp Việt
15:10' - 26/02/2021
Để hiểu rõ về những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi tham gia RCEP, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc triển khai sáng kiến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong khuôn khổ RCEP
21:12' - 06/02/2021
Hội đồng doanh nghiệp Trung Quốc- ASEAN và các hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc đã phối hợp triển khai Sáng kiến Cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc cùng thúc đẩy hợp tác trong Hiệp định RCEP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU sắp công bố điều kiện phân loại đầu tư “xanh” ở châu Âu
06:30'
“Phân loại tài chính bền vững” của EU là một danh sách dài các hoạt động kinh tế và các quy định mà các ngành phải đáp ứng để được dán nhãn là đầu tư bền vững vào EU từ năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng euro đối mặt với một tương lai bất ổn?
05:30'
Theo phân tích của Financial Times, đã có sự gia tăng mạnh mẽ trong tỷ lệ mà các ngân hàng trong Eurozone nắm giữ chứng khoán, tài sản đảm bảo và các khoản vay do chính phủ các nước này phát hành.
-
Kinh tế Thế giới
Du khách đến Hong Kong (Trung Quốc) giảm trong 14 tháng liên tiếp
19:10' - 17/04/2021
Cơ quan Phát triển Du lịch Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo số lượng du khách đến Hong Kong trong quý I/2021 là 16.538 người, giảm 99,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực 5G và chất bán dẫn
16:28' - 17/04/2021
Trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thế hệ mới như mạng 5G, trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Vốn ODA năm 2020 của Hàn Quốc giảm 8,7% do đại dịch COVID-19
15:57' - 17/04/2021
Theo báo cáo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc dành cho nước ngoài đã giảm 8,7% xuống 2,25 tỷ USD vào năm 2020 do ảnh hưởng dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
EU dự kiến phê duyệt kế hoạch phục hồi của các nước thành viên vào mùa Hè
15:44' - 17/04/2021
Ủy ban châu Âu (EC) dự định phê duyệt kế hoạch hồi phục kinh tế của các thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào mùa Hè, sau đó bắt đầu giải ngân cho các nước từ Cơ chế hỗ trợ hồi phục và ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Maroc tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ 13 quốc gia
15:13' - 17/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/4, Văn phòng các sân bay Maroc (ONDA) cho biết sẽ tạm dừng các chuyến bay chở khách đến và đi từ 13 quốc gia khác cho đến khi có thông báo mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhu cầu dầu thế giới chưa thể sớm khôi phục
14:56' - 17/04/2021
Trong báo cáo công bố ngày 16/4, trung tâm nghiên cứu AmInvesment Bank của Malaysia nhận định nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ phục hồi về thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đánh giá tích cực đề xuất của Mỹ về hội nghị thượng đỉnh song phương
14:06' - 17/04/2021
Ngày 16/4, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva đánh giá "tích cực" đề xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin.