Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Đối với hành vi không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải tạm nhập, tạm xuất đúng thời hạn quy định (trừ các trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này, trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa) thì bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập dưới 30 ngày; phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập từ 30 ngày trở lên.
Còn đối với hành vi không tái xuất phương tiện vận tải tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi (được xác định căn cứ giấy đăng ký lưu hành phương tiện hoặc thực tế kiểm tra phương tiện) đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này thì bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày; phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
* Bán hàng không dán tem “Vietnam duty not paid” bị phạt đến 40 triệu đồng
Đối với vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra, Nghị định quy định phạt tiền từ 8 – 12 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan; không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10 triệu đồng; phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10 – 20 triệu đồng; phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20 – 30 triệu đồng; phạt tiền từ 20-30 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30 – 50 triệu đồng; phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50 triệu đồng trở lên.
Nghị định quy định phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan; truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan; bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Minh Phú phản hồi kết luận của Hải quan Hoa Kỳ
20:06' - 22/10/2020
Ngày 22/10, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ra thông tin phản hồi kết luận của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) về áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm đông lạnh.
-
Tài chính
Hiệu quả giám sát hải quan tự động tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài
17:35' - 16/10/2020
Ngày 16/10, Tổng cục Hải quan đã khảo sát các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu, logistics, kinh doanh kho bãi, hãng hàng không.
-
DN cần biết
Gỡ khó cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan
15:47' - 16/10/2020
Sáng 16/10, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Cục Hải quan tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị đối thoại hải quan - doanh nghiệp năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Niềm tin doanh nghiệp châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
16:01' - 04/07/2022
Trong quý II/2022, niềm tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp châu Âu đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam giảm nhẹ.
-
DN cần biết
Khuyến cáo người tiêu dùng về chương trình triệu hồi xe Mercedes
15:52' - 04/07/2022
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng nhanh chóng mang xe đến đại lý ủy quyền của Mercedes-Benz Việt Nam gần nhất để kiểm tra và thực hiện sửa chữa đúng tiêu chuẩn.
-
DN cần biết
Nhật Bản lên kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân
10:58' - 04/07/2022
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng.
-
DN cần biết
Điều kiện cấp phép tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước
07:30' - 04/07/2022
Các loại hình hoạt động vui chơi giải trí dưới nước hoặc hoạt động thể thao dưới nước phải được cơ quan có thẩm quyền quy định điều kiện hoạt động.
-
DN cần biết
Quy định mới về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
20:28' - 03/07/2022
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 39/2022/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2021/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
-
DN cần biết
Heinz tạm dừng cung cấp cho Tesco do bất đồng về giá sản phẩm
09:00' - 03/07/2022
Nhà bán lẻ hàng tạp hóa và hàng hóa tổng hợp đa quốc gia của Anh Tesco đang đối mặt với tình trạng thiếu các sản phẩm của Heinz như đậu hầm, tương cà và sốt trộn salad.
-
DN cần biết
Xử lý vi phạm, gian lận trên sàn thương mại điện tử vẫn gặp khó
16:55' - 02/07/2022
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thời gian qua thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian nộp bản bình luận với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
10:01' - 02/07/2022
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo gia hạn thời gian nộp bình luận và phản biện trong vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm đối với mặt hàng tủ gỗ nội thất của Việt Nam tới ngày 7/7/2022.
-
DN cần biết
Tăng lực để trái cây Việt tiếp cận những thị trường "khó tính"
14:36' - 01/07/2022
Đến nay, trái cây của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, có nhiều thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc.