Renault–Nissan: Liên minh khép lại, dự án mở ra
Việc Nissan và Honda vừa công bố kế hoạch hợp nhất đã thu hút sự chú ý lớn của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Liên minh Renault–Nissan, mối quan hệ hợp tác chiến lược được hình thành từ năm 1999, được cho là đã chính thức khép lại vào cuối năm 2023. Mặc dù các thực thể chung do Liên minh Renault–Nissan tạo ra đã bị giải thể, nhưng quan hệ giữa hai bên (và cả với đối tác thứ ba là Mitsubishi) vẫn tiếp tục tồn tại thông qua các dự án hợp tác cụ thể.
Vậy làm sao lý giải được một Liên minh đã “kết thúc” về mặt thể chế, nhưng quan hệ hợp tác vẫn tiếp diễn? Để hiểu rõ hiện tượng tưởng chừng mâu thuẫn này, cần nhìn lại toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và khủng hoảng mà Liên minh Renault–Nissan từng trải qua.
* Khởi nguồn Liên minh Renault–NissanLiên minh chiến lược Renault–Nissan ra đời năm 1999, từng được xem là hình mẫu hợp tác xuyên quốc gia. Đặc biệt, sau cú sốc lớn vào năm 2018, mô hình này càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Khi đó, Giám đốc điều hành (CEO) Carlos Ghosn và ông Greg Kelly – thành viên hội đồng quản trị Nissan – bị bắt giữ tại Nhật Bản với cáo buộc lạm dụng tài sản công ty và gian lận thuế, đẩy Liên minh vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, mối quan hệ liên minh vẫn được duy trì, thậm chí còn mở rộng khi Mitsubishi gia nhập như một đối tác thứ ba. Để hiểu sâu sắc hơn về hành trình của Renault-Nissan – từ giai đoạn tiền khủng hoảng, đến lúc chao đảo, rồi vẫn có thể vượt qua – một báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Management, tổng hợp từ nhiều cuộc phỏng vấn với các nhân vật chủ chốt tại Pháp và Nhật Bản, đã mang đến góc nhìn mới mẻ.
Theo lý thuyết về liên minh chiến lược, một mô hình hợp tác thành công cần ba yếu tố cốt lõi: Tính bổ trợ lẫn nhau, vốn quan hệ (sự tin tưởng và hợp tác bền vững), và cơ chế học hỏi song phương.Ban đầu, Renault và Nissan được đánh giá là có sự bổ trợ rõ nét về mặt địa lý: Renault mạnh ở châu Âu, trong khi Nissan có chỗ đứng vững ở Mỹ và châu Á. Về vận hành, Nissan nổi bật ở khâu kiểm soát chất lượng, còn Renault vượt trội về quản lý dự án và kiểm soát chi phí.
Tuy nhiên, những lợi thế bổ sung đó sớm bị lu mờ bởi thực tế rằng, vào thời điểm ký kết liên minh, Nissan đang cận kề bờ vực phá sản với khoản nợ lên tới 20 tỷ USD. Chính Renault – chứ không phải đối tác mà Nissan kỳ vọng là Daimler-Benz – đã chấp nhận rủi ro để bắt tay hợp tác. Hai bên gần như không hiểu gì về nhau, khiến yếu tố "bổ trợ" trên lý thuyết trở nên khiên cưỡng.
Sau gần hai thập kỷ hợp tác, dù có nhiều cơ hội để học hỏi lẫn nhau, cuộc khủng hoảng năm 2018 đã phơi bày sự mong manh bất ngờ của mối quan hệ. Một giám đốc cấp cao chia sẻ: “Tôi vẫn tự hỏi: vì sao mối quan hệ này lại dễ tổn thương đến vậy?”.
* Khi mô hình liên minh vận hành như một “dự án của các dự án”Để lý giải sâu hơn về động lực liên kết giữa Renault và Nissan, nhóm nghiên cứu đã chuyển hướng tiếp cận – từ các khái niệm chiến lược sang mối quan hệ cá nhân và quản lý dự án. Dù quan hệ giữa doanh nghiệp khác với quan hệ cá nhân, nhưng đều là sự tương tác giữa con người, nên mang một số đặc điểm tương đồng.
Một mặt, quan hệ giữa Renault và Nissan là một tiến trình liên tục, chưa từng “hoàn tất”. Mặt khác, thế giới doanh nghiệp hiện đại ngày càng vận hành theo tư duy “dự án hóa”, tức là các hoạt động đều được cấu trúc thành những dự án cụ thể, có mục tiêu và thời hạn rõ ràng – mang bản chất khép kín.
Chính sự đối lập giữa một mối quan hệ mở và cấu trúc dự án hữu hạn đã trở thành chìa khóa để lý giải mô hình Renault–Nissan. CEO Carlos Ghosn từng định hình liên minh này không phải như một vụ sáp nhập hay liên kết tạm thời, mà là một mô hình quản trị hoàn toàn mới – một mối quan hệ chiến lược không có giới hạn cuối. Phương tiện để duy trì tầm nhìn chung đó chính là thông qua các dự án cụ thể.
Một lãnh đạo Renault nhớ lại: “Ông Ghosn có tầm nhìn rất đặc biệt. Ông ấy tập trung mọi thứ vào dự án. Ngay khi chúng tôi chệch khỏi định hướng đó, mọi thứ bắt đầu trục trặc”. Dự án chung đầu tiên được triển khai ngay sau khi ký kết là một liên doanh tại Mexico. Trong quá trình thực hiện, vai trò được phân định rõ ràng – luôn có một trưởng nhóm và một đồng trưởng nhóm cho mỗi mảng.
Nissan rất mạnh về kiểm soát chất lượng và tuân thủ tiến độ nghiêm ngặt, vị lãnh đạo này tiếp lời, “nên ở các mảng đó, Nissan dẫn dắt, còn Renault hỗ trợ. Nhưng về quản lý chi phí, Renault có hệ thống tốt hơn và ưu tiên lợi nhuận, nên phần đó Renault đảm nhiệm chính”.
Mô hình Liên minh Renault–Nissan nhờ đó đã tồn tại như một “dự án dài hạn” gồm nhiều “dự án ngắn hạn”. Ngay cả khi khủng hoảng năm 2018 làm lung lay cấu trúc, đặc biệt là khi Chính phủ Pháp – cổ đông lớn của Renault – thúc ép sáp nhập còn Nissan phản đối, thì việc quay trở lại hợp tác thông qua các dự án cụ thể, nhất là trong lĩnh vực xe điện, đã giúp khôi phục phần nào đà phát triển.
Một lãnh đạo của Nissan nhận xét: “Hiện nay, trao đổi giữa hai bên chỉ còn diễn ra ở cấp độ dự án. Mục tiêu chung của Liên minh thì không còn nữa, và động lực trao đổi cũng đã hoàn toàn thay đổi”
* Một mô hình hợp tác mới cho tương lai?Trường hợp Renault–Nissan mang đến ba bài học lớn trong hợp tác chiến lược và quản lý dự án. Thứ nhất, tính bổ trợ có thể được hình thành trong quá trình hợp tác, thay vì đòi hỏi sẵn có từ đầu. Thứ hai, cần xây dựng quan hệ hướng tới tương lai – sức mạnh của liên minh nằm ở tầm nhìn chung hơn là dựa trên lịch sử phát triển. Thứ ba, việc kết hợp giữa “dự án kéo dài vô hạn” và “dự án hữu hạn” có thể giúp duy trì những mối quan hệ hợp tác dài hạn và phức tạp.
Trở lại với câu chuyện Renault–Nissan, dù liên minh đã chấm dứt về mặt thể chế, nhưng quan hệ giữa hai công ty vẫn tiếp diễn qua các dự án cụ thể, có thời hạn. Câu hỏi đặt ra là: Liệu mối quan hệ này sẽ dần rời rạc, mỗi bên tìm kiếm đối tác khác, dẫn đến việc các dự án chung ngày càng giảm? Hay họ sẽ duy trì được một hình thức cộng tác thực chất, dù thiếu đi một tầm nhìn lâu dài?
Đây sẽ là một diễn biến đáng quan sát trong thời gian tới, không chỉ đối với ngành công nghiệp ô tô, mà còn với tất cả những ai quan tâm đến mô hình liên kết doanh nghiệp trong kỷ nguyên “dự án hóa”.
- Từ khóa :
- Liên minh Renault–Nissan
- Nissan
- Renault
- Mitsubishi
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Foxconn sản xuất xe điện cho nhà sản xuất ô tô Nhật Bản
08:51' - 10/04/2025
“Gã khổng lồ” điện tử Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) cho biết công ty này có kế hoạch sản xuất xe điện cho một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản để bán tại thị trường châu Đại Dương vào năm 2026.
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30' - 03/04/2025
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Kinh tế và pháp luật
Các hãng xe vi phạm luật cạnh tranh bị EU phạt nặng
13:00' - 02/04/2025
Các hãng xe châu Âu bị nghi ngờ đã bí mật bắt tay nhau để tránh cạnh tranh về việc ai "thân thiện môi trường" hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực tái chế.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều biện pháp trả đũa đang được cân nhắc với thuế quan mới của Mỹ
11:21' - 28/03/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các đối tác thương mại lớn, với các biện pháp trả đũa đang được cân nhắc.
-
Ô tô xe máy
Thuế quan Mỹ khiến ngành ô tô toàn cầu rơi vào hỗn loạn
10:51' - 28/03/2025
Ngành ô tô toàn cầu rơi vào hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm tăng giá xe và giảm sản lượng ô tô của Mỹ, gây thiệt hại 110 tỷ USD cho các nhà sản xuất ô tô.
-
Ô tô xe máy
Hyundai Motor vượt Volkswagen về kết quả kinh doanh
09:15' - 13/05/2024
Tập đoàn sản xuất ô tô Hyundai của Hàn Quốc đã vượt Volkswagen để xếp thứ hai sau Toyota về lợi nhuận hoạt động từ tháng 1 đến tháng 3/2024, kết quả thu nhập của họ vừa công bố cho thấy.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30'
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30'
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.
-
Phân tích - Dự báo
Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon
05:30' - 29/06/2025
Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên kinh tế mới: Chính phủ Anh vào cuộc
06:30' - 28/06/2025
Nước Anh có một di sản đậm nét về thương mại và doanh nghiệp. Ba thỏa thuận thương mại gần đây – với Ấn Độ, Mỹ và EU – đã giúp Anh đã khôi phục vị thế là nhà vô địch toàn cầu về thương mại tự do.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn địa chính trị: Biến số khó lường trên thị trường thế chấp
05:30' - 28/06/2025
Đối với những người mua nhà tiềm năng, một cuộc xung đột tiềm tàng ở Iran tạo ra cả cơ hội và thách thức, có khả năng định hình lại bối cảnh lãi suất thế chấp.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 27/06/2025
Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về năng lượng sạch, đặt ra cho Australia một lựa chọn then chốt: hoặc chủ động tham gia, hoặc bị tụt lại phía sau.