Sản xuất khẩu trang vải: Cơ hội trước mắt hay hướng đi lâu dài?
Việt Nam là một trong những nước thuộc tốp đầu về xuất khẩu hàng dệt may. Một ngành tạo ra kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2019.
Nhưng khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngành dệt may đã phải đối mặt với "cú sốc kép".
Trong bối cảnh đó, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập, giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng.
Xung quanh vấn đề này phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về năng lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay?
Ông Trần Thanh Hải: Dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, hiện đang đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau nhóm hàng điện thoại.
Các sản phẩm dệt may của Việt Nam sản xuất khá đa dạng, đáp ứng được hầu hết các phân khúc sản phẩm mà thị trường thế giới yêu cầu.
Khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngành dệt may đã phải đối mặt với "cú sốc kép". Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc.
Sang đến tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở châu Âu, Hoa Kỳ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.
Trước tình hình như vậy, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân.
Về sản xuất khẩu khẩu trang, là một sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các doanh nghiệp dệt may đều có thể làm được khẩu trang.
Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì có thể xuất khẩu.
Phóng viên: Ông đánh giá về năng lực sản xuất khẩu trang vải của các doanh nghiệp trên cả nước hiện nay ra sao cũng như tiềm năng thời gian tới như thế nào?
Ông Trần Thanh Hải: Theo thông tin do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc /ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn.
Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước.
Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.
Khẩu trang vải là một sản phẩm đơn giản, nhưng từ khi nhu cầu về khẩu trang vải tăng cao, các doanh nghiệp đã đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này.
Sản phẩm khẩu trang vải cơ bản hiện nay là khẩu trang 2 lớp; trong đó, có một lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp sản xuất các loại khẩu trang vải 3 lớp, 4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thể có thêm lớp vải kháng nước, chống giọt bắn.
Thời kỳ đầu, khẩu trang vải được làm bằng loại vải mềm nên có thể không thuận lợi cho người dùng, đeo lâu thấy khó thở, khi nói chuyện thì khẩu trang biến dạng theo giọng nói, không có mỹ quan.
Những loại khẩu trang vải sau này được tạo dáng cố định, qua đó tạo khoảng không gian trước mũi, dễ thở hơn và không bị biến dạng khi người dùng nói chuyện.
Các doanh nghiệp cũng có cải tiến về dây đeo, nẹp mũi để người dùng có thể sử dụng khẩu trang trong thời gian dài, đảm bảo khẩu trang vừa khít với khuôn mặt, nâng cao tác dụng che chắn, lọc khuẩn của khẩu trang.
Phóng viên: Thưa ông Việt Nam có trở thành "công xưởng" sản xuất khẩu trang không chỉ trong mùa đại dịch COVID-19 , mà còn cả trong tương lai hay không?
Ông Trần Thanh Hải: Việt Nam có đủ năng lực để có thể trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố như: trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến.
Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.
Đồng thời, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam.
Khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng.
Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít.
Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng.
Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Phóng viên: Thưa ông Bộ Công Thương đã làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải?
Ông Trần Thanh Hải: Ngay khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã cử đoàn công tác đi làm việc tại các doanh nghiệp dệt may, nắm tình hình và năng lực sản xuất khẩu trang vải.Bộ đã tổ chức kết nối các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải với các doanh nghiệp phân phối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đẩy mạnh tiêu thụ khẩu trang vải ở trong nước.
Hiện nay, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, doanh nghiệp ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải.
Các thông tin này Bộ Công Thương đã đưa lên Cổng thông tin của Bộ tại địa chỉ www.moit.gov.vn để doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải có thể đăng ký tham gia kết nối với các Thương vụ và nhận thông tin về người nhập khẩu nước ngoài.
Phóng viên: Theo phản ánh của một số doanh nghiệp dệt may, hiện nay Chính phủ chỉ cho phép dùng trong nước 75% sản lượng khẩu trang y tế và 25% còn lại thì phải có chỉ định, hợp đồng, điều này sẽ “bó” các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang?
Ông Trần Thanh Hải: Theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Và nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp.
Quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa lường được hết diễn biến của dịch bệnh nên vẫn phải luôn đề phòng khả năng dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm tăng cao.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang thực hiện mua dự trữ khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch về lâu dài, vì vậy việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết.
Trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch COVID-19 , khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các Bộ ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế./.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Ra mắt khẩu trang thương hiệu Vinatex
16:11' - 12/04/2020
Nhằm chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm khẩu trang thương hiệu Vinatex.
-
Thị trường
TP HCM đưa khẩu trang, nước sát khuẩn vào nhóm hàng bình ổn
15:31' - 10/04/2020
Ngày 10/4, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, cho biết, Chương trình Bình ổn thị trường năm 2020 - Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sẽ có thêm nhóm mặt hàng khẩu trang, nước sát khuẩn.
-
Thị trường
Tổng cục Hải quan thông tin một số vấn đề về xuất khẩu khẩu trang
18:50' - 31/03/2020
Ngày 31/3, Tổng cục Hải quan đã có ý kiến về thông tin phản ánh của Bộ Công Thương trên báo chí về việc xuất khẩu khẩu trang vải đang gặp một số khó khăn từ phía cơ quan Hải quan gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.