Sản xuất mía đường thời hội nhập – Bài 1: Công nghệ lạc hậu, giống chất lượng thấp
Nguyên nhân chính là sản phẩm đường không thể cạnh tranh giá bán với mặt hàng đường từ các nước khu vực ASEAN.
Đây chỉ là những hậu quả ban đầu thời hội nhập ASEAN đối với sản xuất mía đường khi công nghệ nhà máy lạc hậu, diện tích trồng mía nhỏ lẻ, sử dụng nhiều nhân công và giống kém chất lượng.
* Tồn kho hơn 200.000 tấn đường Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đến hết tháng 1/2018, các nhà máy đường trong cả nước còn tồn kho hơn 200.000 tấn đường. Nguyên nhân chủ yếu là giá đường thị trường thấp, nếu nhà máy xuất bán sẽ bị lỗ.Số nhà máy đường tại Đồng bằng sông Cửu Long đã phải đóng cửa do sản xuất đường không bán được chắc sẽ chưa dừng lại ở con số 4, nếu hàng trăm tấn đường còn tồn kho ở những nhà máy còn lại, cũng như hàng loạt tồn tại trong sản xuất mía đường không sớm được giải quyết.
Theo ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO), đến nay CASUCO còn tồn kho hơn 30.000 tấn đường các loại.Do giá đường vào thời điểm đầu vụ ép (tháng 10/2017), dao động từ 13.000 đến 13.500 đồng/kg, giảm từ 2.000 đến 2.500 đồng/kg so cùng kỳ năm 2016; qua tháng 1/2018 và kéo dài đến nay giá đường chỉ còn 12.500 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất đường của CASUCO là hơn 15.000 đồng/kg.
Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị CASUCO, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, đến nay đã có 4/10 nhà máy đường vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đóng cửa trước sức ép hội nhập.Bởi mặt hàng đường đang chịu ảnh hưởng lớn nhất và tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp mía đường khi thuế nhập khẩu đường của các nước ASEAN từ 30% xuống còn 5% trong năm 2018 và dự báo sẽ còn khó khăn hơn khi thuế suất nhập khẩu 0% vào năm 2020.
Nguyên nhân chính làm hàng trăm nghìn tấn đường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ chậm, giá bán giảm mạnh trong vụ ép mía đang diễn ra là do khách hàng chờ sang năm 2018 mới mua với giá rẻ hơn khi Việt Nam hạ thuế nhập khẩu mặt hàng đường.Hiện lượng đường Thái Lan vào thị trường Việt Nam đang tăng mạnh với giá thấp hơn đường trong nước khoảng 1.000 đồng/kg. Từ đó, nhiều nhà máy mía đường vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào tình trạng mất mối, không thể bán đường được giá mong muốn.
* Sản xuất lạc hậu Gía thành sản xuất của nhiều nhà máy mía đường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang cao hơn một số nước trong khu vực ASEAN từ 2.000 đồng/kg đến hơn 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân do công nghệ nhà máy chậm đổi mới.Hiện công suất ép mía của các nhà máy đường vùng Đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 2.000 tấn mía/ngày đêm đến 3.500 tấn mía/ngày đêm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc CASUCO, tỷ lệ mía/đường trong sản xuất của các nhà máy của SASUCO rất cao, tương đương khoảng 11 kg mía mới cho ra 1 kg đường.Nguyên nhân một phần là do công nghệ sản xuất, nhưng cái chính là chất lượng nguồn mía nguyên liệu lẫn nhiều tạp chất.
Cụ thể, chất lượng mía vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất cả nước, bình quân mía đạt mức 9,0 chữ đường đến 9,5 chữ đường, thấp hơn từ 1 chữ đường đến 2 chữ đường so các vùng khác trong nước, do đó tỉ lệ mía/đường trong sản xuất của các nhà máy rất cao.Ngoài ra, hộ trồng mía khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nhỏ lẻ và manh mún, bình quân diện tích dưới 1 ha/hộ.
Mặt khác, chi phí sản xuất mía khu vực này đang ở mức cao. Tại tỉnh Hậu Giang, địa phương có diện tích mía lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với trên dưới 11.000 ha, có chi phí sản xuất mía từ 740 - 761 đồng/kg.Phần lớn chi phí sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất là khâu công lao động, chiếm hơn 60% tổng chi phí. Tiếp đó là mía giống và phân bón lần lượt là hơn 19% và hơn 15%. Còn lại là hơn 4% chi phí thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang cho biết, tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2020 giữ ổn định vùng mía nguyên liệu tập trung khoảng 10.000 ha.Tuy nhiên, diện tích trồng mía đang có xu hướng giảm thời gian qua, do giá thu mua mía giảm. Năm 2012, toàn tỉnh có hơn 14.000 ha mía thì đến năm 2017 chỉ còn hơn 10.000 ha mía, tập trung tại các địa phương là huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và huyện Long Mỹ.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là nơi trồng mía lớn nhất của cả nước, với diện tích xuống giống trong những năm gần đây khoảng 50.000 ha, sản lượng đường cung ứng ra thị trường nhiều năm qua ở mức khoảng 500.000 tấn/năm.Tuy nhiên, đến nay thì ngành hàng mía đường của khu vực đang gặp phải nhiều thách thức khi hội nhập ASEAN đã bắt đầu.
Trong thời gian tới, để giữ vững ổn định, cũng như phát triển bền vững mía đường vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chính quyền, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân nơi đây đang có những động thái tích cực bắt tay thực hiện./.
Bài 2: Giải pháp để phát triển bền vữngXem thêm:
>>>Mía đường Sơn La chi trả cổ tức 2016-2017 với tổng tỷ lệ 25%
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Kết quả đấu giá bán cổ phần của Tổng Công ty Mía đường II
07:36' - 17/02/2018
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vừa thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Tổng Công ty Mía đường II - CTCP được tổ chức vào ngày 13/2/2018 như sau:
-
Chứng khoán
Đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Mía đường II
14:52' - 09/02/2018
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh thông báo về thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Mía đường II.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà máy mía đường Trà Vinh hoạt động trở lại
09:37' - 18/01/2018
Sáng 18/1, ông Trần Ngọc Hiền, Phó Tổng Giám đốc CTCP Mía đường Trà Vinh cho biết, 2 ngày qua đơn vị đã thu mua mía của nông dân. Ngày mai 19/1, Nhà máy mía đường Trà Vinh chính thức đi vào sản xuất.
-
Chuyển động DN
Vinamilk chính thức bước chân vào ngành mía đường Việt Nam
15:51' - 29/11/2017
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa tổ chức buổi Lễ ra mắt công ty cổ phần đường Việt Nam (Vietsugar) tại tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành mía đường đối mặt nhiều khó khăn
06:30' - 22/11/2017
Ngành mía đường Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều sức ép cạnh tranh trong thời gian tới với đường ngoại nhập giá rẻ từ các nước trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.