Sản xuất muối trước nghịch lý “vừa thừa, vừa thiếu”
Thời tiết thuận lợi cùng với đặc thù mùa vụ của ngành sản xuất muối nên lượng muối tồn chờ tiêu thụ trong thời gian qua ở các địa phương rất lớn, nhất là tại khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.
Tuy nhiên, theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện sản xuất muối ở Việt Nam vẫn chủ yếu là thủ công theo hộ diêm dân nên năng suất và chất lượng còn hạn chế.
Mặc dù những mô hình liên kết trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp khá phát triển nhưng trong sản xuất muối, các hộ dân đã tham gia vào hợp tác xã những vẫn giữ “phong cách” làm việc theo hộ diêm dân, vẫn “ruộng nhà ai người ấy làm”.
“Hợp tác xã chỉ là đơn vị đầu mối để tiếp quản những tiến bộ khoa học, sự hỗ trợ của Nhà nước, hướng dẫn diêm dân sản xuất và thời vụ hay làm đầu mối tiêu thụ muối cho dân. Để hiệu quả thực sự thì nông dân phải có sự liên kết với nhau trong sản xuất” - đại điện Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối cho hay.
Chính do vẫn sản xuất muối thủ công, theo hộ gia đình, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nên chất lượng muối sản xuất ra không cao. Việc tăng sản phẩm muối công nghiệp liên quan đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng nên để có sự tăng trưởng nhanh đòi hỏi nguồn lực lớn và thời gian để đầu tư.
Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối cho biết, hiện diện tích muối áp dụng tiếp bộ khoa học kỹ thuật đã chiếm 30% trong tổng diện tích sản xuất muối của cả nước gần 15.000 ha. Sản lượng tăng từ trên 800.000 tấn (năm 2008) đến nay đạt 1,5 triệu tấn/năm; sản lượng muối công nghiệp cũng có xu hướng tăng lên.
Hiện nay, diện tích sản xuất muối cả nước đạt trên 14.700 ha; trong đó sản xuất muối thủ công đạt trên 10.300 ha; sản xuất muối công nghiệp đạt 4.300 ha. Sản lượng muối 6 tháng đầu năm đạt trên 1,11 triệu tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ 2015;
trong đó muối sản xuất thủ công đạt trên 831.000 tấn và muối sản xuất công nghiệp đạt 230.000 tấn. Lượng muối tồn trong diêm dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hiện là 851.000 tấn, tăng trên 42% so với cùng kỳ năm 2015.
Qua những con số trên cho thấy, lượng muối sản xuất công nghiệp chiếm chưa đến 30% tổng sản lượng muối. Nhưng theo đại diện Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối, qua mấy năm thực hiện chính sách phát triển muối công nghiệp, tập trung tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, bước đầu cơ cấu sản phẩm muối công nghiệp đã tăng lên.
Với đặc thù của ngành muối là sản xuất theo mùa vụ, tiêu dùng lại quanh năm nên vào những năm được mùa như năm 2015-2016, lượng muối tồn chờ tiêu thụ trong dân rất lớn. Bởi vậy, hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương điều hành nhập khẩu muối theo tình hình thực tế, tránh nhập khẩu vào mùa vụ bởi nếu nhập vào mùa vụ sẽ khiến giá muối càng xuống thêm.
Đưa ra lý do tại sao khi muối sản xuất trong diêm dân và doanh nghiệp tồn đọng nhiều, nhưng các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu muối về làm nguyên liệu sản xuất, Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương Nguyễn Văn Thanh cho biết, đây là chuyện rất bình thường hàng năm.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, việc nhập khẩu muối công nghiệp trong hạn ngạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương thống nhất con số hàng năm.
Đặc biệt, do thuế suất thuế nhập khẩu muối rất cao và để bảo vệ diêm dân trong nước, từ nhiều năm nay, hạn ngạch nhập khẩu muối được hai bộ thống nhất thấp hơn rất nhiều, chỉ ở mức 40.000 tấn so với con số 102.000 tấn theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về lượng hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng này.
Hơn nữa, muối công nghiệp khác muối ăn thông thường. Việc nhập khẩu muối công nghiệp này cũng một phần do sản xuất muối trong nước theo phương pháp thủ công nên chất lượng không đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất muối công nghiệp có hàm lượng NaC1 phải đạt từ 98% trở lên, ít tạp chất và phải đạt được độ khô cần thiết để dùng trong ngành công nghiệp hóa chất.
Để khuyến khích phát triển sản xuất muối, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số chính sách phát triển muối; trong đó có chính sách tín dụng như Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21/10/2014 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, để tiếp tục thúc đẩy sản xuất muối, trên cơ sở quy hoạch được duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
Cụ thể là các giải pháp về quy hoạch về đất đai, chính sách phát triển nghề muối, khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như chính sách phát triển thị trường muối. Ngoài ra, Bộ cũng đang triển khai các mô hình liên kết sản xuất để thúc đẩy sự liên kết của diêm dân trong sản xuất, tiến tới giảm dần sản xuất nhỏ lẻ.
Quá trình thực hiện các chính sách cũng đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh muối, cải thiện đời sống của người làm muối, nhưng để tổ chức sản xuất lớn, đại diện Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối cho rằng, trước hết người dân phải góp ruộng đất với nhau và có sự tham gia của doanh nghiệp để đầu tư cải tạo lại cánh đồng muối.
Khi cải tạo sẽ được phân riêng thành các vùng như: khu bốc hơi, khu kết tinh thạch cao, khu kết tinh muối riêng biệt thì toàn bộ sản lượng muối sẽ được kết tinh tập trung. Khu kết tinh đó được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng hấp thu năng lượng, giảm thẩm lậu, tránh tạp chất… thì năng suất, chất lượng muối sẽ cao hơn.
Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Chính phủ Nghị định về quản lý, sản xuất kinh doanh muối nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và đề xuất các chính sách phát triển ngành muối cũng như thực hiện tái cơ cấu ngành này./.
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Thu mua muối tạm trữ: Chậm triển khai - lỡ thời cơ bình ổn giá
06:07' - 26/07/2016
Chính phủ đã có chỉ đạo về việc thực hiện mua muối tạm trữ của đơn vị chức năng, tuy nhiên do triển khai chưa kịp thời nên đã bỏ lỡ cơ hội bình ổn giá muối.
-
Hàng hoá
Khánh Hòa vẫn còn tồn kho 34.000 tấn muối
20:08' - 20/07/2016
Đến ngày 20/7, tỉnh Khánh Hòa còn tồn hơn 34.000 tấn muối, trong đó trên 10.000 tấn muối tồn đọng từ năm 2015.
-
Xe & Công nghệ
Diêm dân lao đao vì giá muối giảm
06:17' - 19/07/2016
Sản lượng tiêu thụ muối chậm; muối thô và muối đã chế biến còn tồn kho với số lượng lớn khiến giá bán muối sụt giảm liên tục trong thời gian qua.
-
Xe & Công nghệ
Sẽ có phương án thu mua tạm trữ muối tới từng địa phương
15:28' - 01/07/2016
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc thu mua tạm trữ muối 2016, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đã cử các đoàn công tác đến các địa bàn trọng điểm về muối để khảo sát về lượng muối tồn đọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo mua tạm trữ muối niên vụ 2016
19:57' - 16/06/2016
Ngày 16/6, Văn phòng Chính phủ có Công văn 4867/VPCP-KTTH gửi các Bộ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc mua tạm trữ muối niên vụ 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.