Sau tái cơ cấu, Vincem phát triển theo chiều sâu
Tối 10/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Xi măng Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày ra đời ngành xi măng Việt Nam và 90 năm ngày Truyền thống công nhân xi măng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và trao tặng Cờ Thi đua Chính phủ cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Chủ tịch HĐTV - Tổng giám đốc Vicem Bùi Hồng Minh chia sẻ, công nghệ sản xuất xi măng đến Việt Nam từ năm 1899 - sau khoảng 29 năm phát minh thành tựu hình thành nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Nhà máy xi măng Hải Phòng là nhà máy xi măng đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương do người Pháp khởi công xây dựng vào ngày 25/12/1899. Cách đây 120 năm, trên ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý xưa, nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam chính thức ra đời. Nhà máy Xi măng Hải Phòng nay là Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hải Phòng, luôn là đơn vị đi đầu ngành xi măng Việt Nam. Trong suốt chặng đường qua, ngành xi măng Việt Nam ghi nhận bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước cũng như ngành xây dựng. Trong số đó, tiên phong đi đầu là Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) – thương hiệu xi măng lớn nhất Việt Nam hiện chiếm khoảng 37% thị phần trong nước. Từ Liên Hiệp các xí nghiệp Xi măng (nay là Tổng công ty Xi măng Việt Nam - Vicem) được thành lập ngày 1/10/1979 với công suất ban đầu chỉ hơn 700.000 tấn/năm, đến nay, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Vicem đã trở thành tổng công ty lớn với 7 thương hiệu mạnh cùng 16 dây chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến, đạt tổng công suất trên 33 triệu tấn/năm. Vicem hiện là nhà sản xuất xi măng lớn nhất Đông Nam Á.Kể từ năm 1993 đến nay, ngành xi măng đã có bước phát triển với nhiều hình thức đầu tư như: nhà máy thuộc hệ thống Vicem; nhà máy xi măng do các bộ, ngành, doanh nghiệp tư nhân đầu tư; nhà máy xi măng liên doanh với nước ngoài. Thế kiềng 3 chân đã hình thành mà chủ đạo dẫn dắt thị trường là Vicem cùng với sự tham gia của khối liên doanh và khối các Tập đoàn tư nhân, nhà máy xi măng địa phương. Từ nước thiếu xi măng trầm trọng trước năm 1993, đến nay tổng công suất thiết kế đã tăng gấp nhiều lần. Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng và đứng thứ 5 thế giới về sản xuất và tiêu thụ xi măng với tổng công suất thiết kế khoảng 100 triệu tấn/năm. Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển, ngành xi măng đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Công nghệ sản xuất xi măng có nhiều bước tiến, từ các nhà máy có công nghệ lò đứng đến nay hầu hết các nhà máy sử dụng công nghệ lò quay hiện đại trên thế giới. Sản xuất từ phương pháp ướt đến nay là phương pháp khô. Xi măng cũng là ngành được đánh giá có nhiều sáng tạo, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vicem xác định việc tăng trưởng sản lượng doanh thu đóng góp vào tăng trưởng của ngành Xây dựng nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung dựa trên 2 trụ cột là phát huy tối đa nội lực và tận dụng năng lực sản xuất xã hội. Vicem tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kết hợp với cải tiến chiều sâu, xử lý các “nút thắt” trong dây chuyền công nghệ để tối ưu hóa sản xuất, cải thiện năng suất thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; đưa sản xuất clinker vượt so với công suất thiết kế. Theo Chủ tịch HĐTV Vicem Bùi Hồng Minh, trải qua 120 năm phát triển, ngành xi măng Việt Nam đã có quy mô trên 100 triệu tấn, xuất khẩu 30 triệu tấn/năm. Dù vậy, sau 1 giai đoạn phát triển nóng, ngành xi măng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Lượng cung xi măng lớn hơn cầu 30 triệu tấn, đặt ngành sản xuất này phải tái cấu trúc.Năm 2019, Vicem đạt doanh thu hơn 36.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.300 tỷ đồng. Sau hơn 1 năm tái cơ cấu, ngành xi măng đã phát triển theo chiều sâu, giảm đầu tư phát triển theo chiều ngang, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 trong nền công nghiệp xi măng Việt Nam.
Tại buổi lễ, ghi nhận những bước phát triển của Vicem trong chặng đường đã qua, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh, Vicem đã thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ trong nhiệm vụ dẫn dắt, điều tiết, bình ổn thị trường trong nước. Để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Vicem cần tiếp tục đầu tư phát triển năng lực sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường; phân bổ các cơ sở sản xuất phù hợp, làm tốt thị trường; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý... triệt để tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nhiên liệu và bảo vệ môi trường...; tạo sự gắn bó giữa các đơn vị thành viên để tạo sức mạnh tổng thể của ngành - Bộ trưởng nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lần đầu tiên Việt Nam có bảo tàng xi măng
12:09' - 20/12/2019
Công trình gồm hai hạng mục chính là Nhà trưng bày (Bảo tàng ngành xi măng) và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Chuyển động DN
Thay thế 25-30% nhiệt lượng trong sản xuất xi măng
07:47' - 15/11/2019
Mục tiêu của Vicem là đến 15/12/2019, các đơn vị thành viên sẽ đốt rác thay thế từ 25 - 30% nhiệt lượng trong sản xuất theo định hướng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Chuyển động DN
Hướng tới nhà máy xi măng thông minh
15:02' - 18/09/2019
Vicem cho biết, doanh nghiệp này đã triển khai nghiên cứu số hóa để xây dựng nhà máy xi măng thông minh (Smart Cement Factory).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.