Saudi Arabia ủng hộ kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng dầu
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khaled Al-Faleh ngày 21/5 bày tỏ tin tưởng về viễn cảnh kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Ông Al-Faleh cho biết Saudi Arabia, Iraq và các nước vùng Vịnh thành viên của OPEC đã ủng hộ việc kéo dài này và có thể sẽ có thêm 2 hoặc 3 nước nữa cũng ủng hộ đề xuất này. Trên tinh thần đó, ông Al-Faleh lạc quan về việc thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng trở lại từ nay đến quý I năm 2018.
Hồi tuần trước, Nga và Saudi Arabia đã cùng nhau kêu gọi các nước sản xuất dầu kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến ngày 31/3/2018. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố lạc quan về việc tiếp tục kéo dài thỏa thuận trên.
Trong khi đó, Algeria cũng ủng hộ kéo dài thỏa thuận thêm 9 tháng. Sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga Alexander Novak, Bộ trưởng Năng lượng Algeria Noureddine Boutarfa tuyên bố hai nước đồng ý kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng 3/2018.
Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết thành lập một ủy ban chuyên gia chịu trách nhiệm giám sát những diễn biến của thị trường dầu mỏ quốc tế để có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho mọi hoàn cảnh.
Ông Boutarfa cho rằng các nước trong và ngoài OPEC cần tận dụng cuộc họp sắp tới tại Vienna (Áo) để tăng cường các quan điểm chung đối với những xu hướng của thị trường dầu mỏ thế giới.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã nhận được sự đồng thuận lớn. Trong cuộc họp tới tại Vienna, các nước sẽ thảo luận để thu hút được nhiều quan điểm chung hơn. Bên cạnh đó, cuộc họp này cũng sẽ quyết định kéo dài hạn chế khai thác dầu thô đến hết năm 2017 hay ngừng việc cắt giảm sản lượng "vàng đen".
Nhiều nước thành viên của OPEC như Saudi Arabia và Venezuela đã lên tiếng ủng hộ đề xuất kéo dài thỏa thuận này. Về phần mình, Nga cũng đã đề cập đến việc kéo dài thỏa thuận trên, đồng thời kêu gọi tiếp tục những nỗ lực chung nhằm ổn định thị trường và hỗ trợ giá dầu.
Để ứng phó với tình trạng giá dầu thô thế giới giảm mạnh kể từ giữa năm 2014, các nước thành viên trong và ngoài OPEC đã ký một thỏa thuận vào cuối năm 2016 nhằm cắt giảm sản lượng khai thác kể từ tháng 1/2017.
Cụ thể, các nước thành viên OPEC sẽ cắt giảm khai thác 1,2 triệu thùng/ngày, còn các nước ngoài OPEC, trong đó có Nga, cắt giảm 600.000 thùng/ngày./.
>>>OPEC ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Saudi Arabia kêu gọi OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ
16:08' - 15/05/2017
Theo kế hoạch, các bộ trưởng dầu mỏ OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 25/5 tới tại Vienna để quyết định có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ theo đúng cam kết
20:23' - 11/05/2017
11 quốc gia thuộc vẫn tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác mỗi ngày trong tháng 4 vừa qua theo đúng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu nhằm ổn định thị trường và khôi phục giá dầu mỏ.
-
Hàng hoá
Các nước xuất khẩu dầu chủ chốt có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng
08:25' - 09/05/2017
Phiên ngày 8/5, giá dầu thế giới tăng nhẹ khi tin tức nói rằng các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới đang cân nhắc việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác sang nửa cuối năm nay.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng do OPEC có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang năm 2018
16:53' - 08/05/2017
Trong phiên giao dịch chiều ngày 8/5, giá dầu tại thị trường châu Á tăng khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho hay thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC có thể được gia hạn đến năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC có khả năng sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng
21:32' - 05/05/2017
Các quốc gia trong và ngoài OPEC có thể kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu sang nửa cuối 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật giảm lạm phát là một thỏa thuận lớn với nước Mỹ
06:30'
Dự luật giảm lạm phát 2022 (IRA), vừa được Thượng viện Mỹ thông qua, giải quyết không chỉ thách thức lạm phát mà cả một số vấn đề quan trọng mà nền kinh tế và xã hội Mỹ phải đối mặt lâu nay.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm của Malaysia trong việc kiểm soát giá thịt gà
05:30'
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri cho biết, các biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo nguồn cung an ninh lương thực đã có kết quả.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Trung Quốc nhất trí nối lại các chuyến bay chở khách trực tiếp
18:27' - 10/08/2022
Ngày 10/8, Đại sứ quán Anh tại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và London đã nhất trí nối lại các chuyến bay chở khách trực tiếp giữa 2 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Chống dịch COVID-19: Giải pháp căn cơ của Nhật Bản
16:24' - 10/08/2022
Chính phủ Nhật Bản đã có những điều chỉnh lớn trong chiến lược chống dịch COVID-19 sau khi làn sóng lây nhiễm mới bùng phát mạnh trở lại
-
Kinh tế Thế giới
Công ty của Indonesia tham gia vận chuyển ngũ cốc từ Nga
14:53' - 10/08/2022
PT Comexindo International - công ty liên doanh giữa Tập đoàn Arsari (Indonesia) và công ty Harvest Commodities của Mỹ và Thụy Sĩ là đơn vị đầu tiên vận chuyển ngũ cốc từ Nga từ khi xung đột Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ cháy kho dầu lớn nhất Cuba: Nước mưa tại khu vực đã có màu sắc khác
14:13' - 10/08/2022
Bộ trưởng Khoa học, công nghệ và môi trường Cuba cảnh báo về những tác động đối với môi trường và sức khỏe người dân từ vụ hỏa hoạn tại kho chứa dầu thô bên Vịnh Matanzas kéo dài trong 5 ngày qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi vì để xảy ra tình trạng ngập lụt ở thủ đô Seoul
14:05' - 10/08/2022
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 10/8 đã lên tiếng xin lỗi người dân trên cả nước sau khi mưa lớn gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở thủ đô Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia theo đuổi 5 chiến lược phát triển kinh tế biển
14:02' - 10/08/2022
Bộ Biển và Nghề cá Indonesia (KKP) đang theo đuổi 5 chiến lược kinh tế biển thông qua một số chương trình nhằm khai thác tối đa tiềm năng của một trong những thế mạnh kinh tế của Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Anh tìm cách thích ứng trong cơn "bão giá"
12:26' - 10/08/2022
Người dân Anh đang tìm cách vượt "cơn bão" lạm phát đang khi giá cả mọi mặt hàng, từ lương thực cho đến năng lượng, đều tăng vọt.