Sẽ kiểm toán nhiều dự án trọng điểm và quy hoạch điện
Theo tài liệu của Tổng Kiểm toán Nhà nước, trong năm 2022, đơn vị này sẽ kiểm toán liên quan đến các vấn đề như phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, quy hoạch phát triển điện lực, cùng đó là nhiều dự án trọng điểm.
*Thiếu sót tại nhiều đơn vị
Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo về công tác năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước phục vụ tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV.
Theo báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, đơn vị này đã thực hiện kiểm toán 190 cuộc, dự kiến tổ chức thành 211 đoàn kiểm toán. Mặc dù trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, song với các giải pháp tổ chức, chỉ đạo, điều hành quyết liệt và đồng bộ, cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã có báo cáo chi tiết về một số kiểm toán chuyên đề, trong đó có chuyên đề việc quản lý nguồn nước lưu vực sông MêKông gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra các vấn đề như Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thuộc lưu vực sông MêKông chưa thực hiện đầy đủ Luật Tài nguyên nước 2012.
Phối hợp chưa chặt chẽ với các bộ ngành và các địa phương thuộc lưu vực sông MêKông trong triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững; cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, cấp phép khai thác khoáng sản lòng sông chưa đảm bảo quy định.
Hệ thống giám sát tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước chưa hoạt động hiệu quả, công tác theo dõi, kiểm soát thiếu hiệu lực, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sai phạm có thể dẫn đến nguy cơ, rủi ro, tác động tiêu cực tới môi trường, nguồn nước và sức khỏe con người;
Chưa thực hiện đầy đủ quy định của Luật Thủy lợi 2017; chậm thực hiện theo quy hoạch thủy lợi được phê duyệt; chưa triển khai công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ công trình thủy lợi và nuôi trồng thủy sản
Đáng chú ý, cơ quan kiểm toán cũng nêu rõ việc Bộ Công Thương và 3 tỉnh là Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum thực hiện lập, ban hành quy hoạch và quản lý, vận hành các dự án thủy điện trên lưu vực sông MêKông chưa chặt chẽ, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường, đời sống người dân vùng hạ du và ảnh hưởng đến việc vận hành của các thủy điện khác.
Cụ thể, theo Kiểm toán Nhà nước, quy hoạch không mang tính tổng thể, đồng bộ, không xem xét lập quy hoạch cho cả giai đoạn mà bổ sung quy hoạch riêng lẻ nhiều lần theo đề xuất của UBND tỉnh và nhà đầu tư;
Việc giao đất cho các dự án thủy điện, trồng rừng thay thế chưa được giám sát; công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ môi trường không xem xét đầy đủ, toàn diện các tác động của dự án tới môi trường; việc giám sát các thủy điện chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập…
*Sẽ kiểm toán Quy hoạch điện và năng lượng tái tạo
Báo cáo về lĩnh vực kiểm toán chuyên đề năm 2022, Kiểm toán Nhà nước cho biết dự kiến lựa chọn 25 cuộc kiểm toán chuyên đề, gồm: 4 cuộc kiểm toán chuyên đề phạm vi rộng.
Trong đó, sẽ kiểm toán đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, cơ quan trung ương có quy mô ngân sách lớn, tiềm ẩn rủi ro để chấn chỉnh; còn có một số chuyên đề về việc phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quản lý, bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng đất trồng rừng, đầu tư trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, quy hoạch phát triển điện lực; cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; nước sạch và vệ sinh nông thôn; phát triển đô thị và quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế…
Ngoài ra, ở lĩnh vực đầu tư xây dựng, dự kiến sẽ thực hiện 28 cuộc kiểm toán dự án; trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành – giai đoạn 1; các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án đường ven biển Việt Nam; các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; các dự án thủy lợi và các dự án trọng điểm ngành điện.
Để hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán năm tới, Kiểm toán Nhà nước sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán: Triển khai thực hiện và khẩn trương đưa vào ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán theo lĩnh vực và các phần mềm phục vụ quản lý, kiểm soát hoạt động kiểm toán.
Đồng thời, sẽ phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ để rà soát, kiểm tra và có giải pháp nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo giữa hoạt động của kiểm toán nhà nước và hoạt động của cơ quan thanh tra các cấp../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 3 UBTVQH: Nâng cao chất lượng kiểm toán, siết chặt kỷ luật tài chính
11:43' - 14/09/2021
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, sáng 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2021 và kế hoạch kiểm toán năm 2022 của Kiểm toán Nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nvidia và TSMC sẽ xây dựng "siêu máy tính AI" đầu tiên của Đài Loan (Trung Quốc)
18:11' - 19/05/2025
Ngày 19/5, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của Mỹ Nvidia đã công bố kế hoạch cùng với TSMC xây dựng "siêu máy tính trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên" của Đài Loan (Trung Quốc) .
-
Doanh nghiệp
Giải pháp xác thực định danh điện tử đạt chứng nhận quốc tế về sinh trắc học
16:25' - 19/05/2025
FPT eID – giải pháp xác thực định danh điện tử do Công ty cổ phần FPT (FPT) phát triển đã đồng thời đạt được hai chứng nhận quốc tế danh giá trong lĩnh vực sinh trắc học.
-
Doanh nghiệp
Cảnh báo khẩn cấp trang web lừa đảo, giả mạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc
16:19' - 19/05/2025
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều trang web giả mạo ngành điện, tư vấn khách hàng gọi đến số tổng đài chăm sóc khách hàng với cước phí cuộc gọi cao gấp 8 lần.
-
Doanh nghiệp
OpenAI dẫn trước các đối thủ trong thu hút doanh nghiệp sử dụng AI
09:01' - 19/05/2025
Theo dữ liệu giao dịch từ công ty công nghệ tài chính Ramp, OpenAI dường như đang dẫn trước các đối thủ trong cuộc đua thu hút chi tiêu của doanh nghiệp dành cho trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
Nâng sức cạnh tranh của nhóm hàng "tỷ đô"
08:24' - 19/05/2025
Việc đạt được các chứng nhận quốc tế từ các tập đoàn đa quốc gia giúp nâng cao uy tín, tạo thuận lợi mở rộng thị trường xuất khẩu hàng điện tử và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Thiết kế, phát triển sản phẩm khởi đầu phong trào đổi mới sáng tạo
19:41' - 18/05/2025
Sắp tới VASI sẽ ra mắt thị trường sản phẩm đổi mới sáng tạo, mang tính ứng dụng cao và là sản phẩm Make in Việt Nam do chính các doanh nghiệp hội viên lên ý tưởng thiết kế, tự sản xuất và tự lắp ráp.
-
Doanh nghiệp
AI giúp thúc đẩy doanh thu cho các công ty Internet Trung Quốc
14:06' - 18/05/2025
Lĩnh vực công nghệ và Internet của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư kể từ khi mô hình ngôn ngữ lớn AI DeepSeek xuất hiện vào tháng Một.
-
Doanh nghiệp
Khi 5 "nhà" bắt tay cho nông nghiệp xanh
14:04' - 18/05/2025
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo sinh kế lâu dài cho nông dân, bảo vệ môi trường và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai.
-
Doanh nghiệp
Chuỗi cửa hàng Starbucks điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc
08:59' - 18/05/2025
Chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks Corp. đã liên hệ với các công ty cổ phần tư nhân, doanh nghiệp công nghệ và bên khác để xem xét hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, trong đó có cả khả năng bán cổ phần.