Sẽ thoái hết phần vốn nhà nước ở nhựa Tiền phong
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng không chỉ đứng vững trên thị trường trong nước mà còn vươn xa chiếm lĩnh thị phần nhựa ở các nước khu vực, hướng tới đưa sản phẩm đến với thị trường khó tính trên thế giới. Đây là lộ trình và bước đi cụ thể của một doanh nghiệp sẵn sàng đón nhận việc thoái hết vốn nhà nước trong tương lai gần.
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong- Nguyễn Quốc Trường cho biết, việc thoái hết vốn nhà nước không làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, tới việc làm người lao động cũng như không gây biến động trên thị trường. Hiện nay, Công ty đang có hướng vận động cán bộ công nhân viên mua một phần của số vốn thoái. Cùng với đó, các nhà đầu tư có đủ năng lực đều có thể tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp theo giá thị trường.
Nhựa Thiếu niên Tiền phong được thành lập từ năm 1960 và chuyển đổi theo mô hình cổ phần hóa từ năm 2004. Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, cùng với việc nâng cao uy tín, hình ảnh của Nhựa Tiền phong, Công ty đã xây dựng một chiến lược và kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, hướng tới nâng cao gấp nhiều lần công suất hiện tại. Với ba nhà máy sản xuất ở Hải Phòng, Bình Dương và Vientiane (Lào), năng lực sản xuất của Nhựa Tiền phong hàng năm lên tới 75 nghìn tấn sản phẩm các loại.
Nhà máy của Nhựa Tiền phong phía Nam tại tỉnh Bình Dương cũng đã đưa vào sử dụng, sản phẩm đã được thị trường phía Nam đánh giá cao. Công ty Liên doanh Nhựa Tiền phong - SMP tại Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào được đầu tư với chiến lược cung cấp sản phẩm cho hầu hết các dự án cấp thoát nước của nước bạn Lào mà chủ yếu là các dự án do World Bank và ADB tài trợ. Hiện, Nhựa Tiền phong - SMP đã đi vào sản xuất ổn định và cung cấp cho nhiều dự án lớn. Nhựa Tiền Phong - SMP cũng là nhà máy sản xuất ống nhựa lớn nhất của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.
Cùng với những sản phẩm truyền thống vượt trội về mẫu mã và chất lượng, Công ty đã nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm ống nhựa M-PVC (Modifier Poly Vinyl Clorua) chịu va đập cao. Ống nhựa M-PVC (PVC biến tính) là sản phẩm mới trên thị trường với tính năng siêu bền (chịu được lực va đập gấp 50 lần ống u.PVC thông thường). Từ tháng 5/2016, sản phẩm ống M-PVC được sản xuất bằng phương pháp ép đùn, theo Tiêu chuẩn AS/NZS 4765:2007 mang thương hiệu Nhựa Tiền phong đã có mặt trên thị trường.
Thêm một sản phẩm mới mang tính đột phá, đó là ống nhựa PP-R 2 lớp chống tia cực tím (UV). Ống nhựa chịu nhiệt PP-R dùng để dẫn nước nóng, nước lạnh thường được lắp đặt ngầm trong tường tại các tòa nhà, có nhiều đặc tính nổi trội như độ đàn hồi cao (chịu được sự biến động địa chất làm cho ngôi nhà bị lún), độ bền tốt. Tháng 4/2016, Nhựa Tiền phong đã sản xuất thành công sản phẩm ống PP-R hai lớp, trong đó lớp ngoài cùng có đặc tính chống ảnh hưởng của tia UV. Sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp ép đùn, theo Tiêu chuẩn DIN 8078:2008.
Ông Nguyễn Quốc Trường chia sẻ thêm, chiến lược dài hạn của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Công ty cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 5 nước (Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma). Doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, riêng doanh số xuất khẩu sang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến 1.800.000 USD/năm. Tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền phong chiếm khoảng 70-80% thị phần ống nhựa.
Nhựa Tiền phong luôn khẳng định là một thương hiệu mạnh quốc gia. Năm 2016, Công ty đã ký được nhiều hợp đồng bán các sản phẩm ống HDPE, PVC-U, PVC-M có đường kính lớn, ống PEHD gân sóng, ống PPR, ống luồn dây điện… cho các dự án lớn trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nhờ đó, tổng sản lượng sản phẩm của Công ty năm 2016 đã cán mốc 86.000 tấn, tăng 121%; tổng doanh thu đạt 4.360 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 421 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,5 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2017, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng sản phẩm đạt 95.000 tấn, tăng 110%; tổng doanh thu đạt 4.890 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 450 tỷ đồng./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Năm 2016 thu ngân sách 6.840 tỷ đồng từ thoái vốn Nhà nước
18:30' - 23/12/2016
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, năm 2016 đã có 56 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lập Ban chỉ đạo thoái vốn tại Sabeco, Habeco
13:41' - 12/10/2016
Bộ Công Thương vừa quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc BCĐ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), và TCT Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào cho nhà đầu tư trong lộ trình thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước?
15:12' - 03/10/2016
Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể nắm bắt cơ hội để mua và sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu.
-
Kinh tế Việt Nam
9 tháng, doanh nghiệp giao thông thoái vốn trên 2.000 tỷ đồng
17:46' - 30/09/2016
9 tháng năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hoạt động các doanh nghiệp nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Thị trường phân bón liệu còn biến động?
19:46' - 28/06/2022
Sau khi lập đỉnh vào tháng 4/2022, cung cầu thị trường phân bón thế giới và trong nước sẽ cân bằng và giá cả sẽ bình ổn trở lại hay vẫn tiếp tục neo cao?
-
Chuyển động DN
Hãng Michelin ngừng hoạt động tại Nga
18:57' - 28/06/2022
Ngày 28/6, Tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin của Pháp cho biết đang lên kế hoạch chuyển giao các hoạt động của hãng tại Nga cho địa phương quản lý.
-
Chuyển động DN
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng
18:21' - 28/06/2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 371 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Chuyển động DN
Gazprom sắp giảm 40% công suất vận chuyển qua "Dòng chảy phương Bắc 1"
09:04' - 28/06/2022
Đầu tháng Bảy tới, Gazprom sẽ giảm 40% công suất vận chuyển qua đường ống do việc trì hoãn trả lại thiết bị bảo trì do tập đoàn Siemens Energy của Đức ở Canada tiến hành.
-
Chuyển động DN
Foxconn nghiên cứu đầu tư vào dự án thủ đô mới của Indonesia
07:03' - 28/06/2022
Foxconn đang xem xét thiết lập hệ thống xe buýt điện và mạng lưới Internet vạn vật (IoT) tại Nusantara, thủ đô mới Indonesia.
-
Chuyển động DN
Vi phạm khai thác khoáng sản, một công ty ở Lâm Đồng bị xử phạt
11:22' - 27/06/2022
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Song Long Đà Lạt (trụ sở tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông) 164 triệu đồng.
-
Chuyển động DN
Nhật Bản thử nghiệm dùng robot tự hành để giao hàng cho khách
09:54' - 27/06/2022
Ba tập đoàn lớn của Nhật Bản, gồm Rakuten Group Inc., Panasonic Holdings Corp. và Seiyu Co., đang hợp tác để thử nghiệm dịch vụ sử dụng robot tự hành giao hàng cho khách.
-
Chuyển động DN
Vinaconex dự kiến đưa Thủy điện ĐăkBa hòa lưới quốc gia vào tháng 12/2022
09:08' - 27/06/2022
Tổng công ty Vinaconex chỉ mất 18 tháng để chinh phục "dòng sông năng lượng" ĐăkBa (Quảng Ngãi) và dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào tháng 12/2022.
-
Chuyển động DN
Công ty tài chính tập trung đẩy lùi tín dụng đen tại các khu công nghiệp
20:42' - 26/06/2022
Nhiều công ty tài chính đã cam kết cung cấp những khoản vay tiêu dùng với lãi suất chỉ bằng 50% lãi suất thị trường đến người công nhân khi có nhu cầu vay chính đáng.